Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt Nên tận thu rơm rạ thay vì cứ thu hoạch lúa xong là đốtĐỌC NGAY
"Chỉ sau 2 năm áp dụng, tôi đã thu hồi vốn và bắt đầu có lãi. Mỗi nhà kính đều đặn đem lại lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng, tổng thu nhập từ cả hệ thống đạt 24 triệu đồng/tháng, gấp đôi so với việc canh tác lúa truyền thống", ông Hà phấn khởi chia sẻ.
Ban đầu ông Hà cho biết cũng gặp khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nhờ chất lượng nấm ngon, sạch, hoàn toàn hữu cơ, khách hàng dần tin tưởng và tìm mua ngày càng nhiều.
"Hiện nay ngoài việc cung cấp nấm cho các chợ, tôi còn có các đầu mối đặt hàng ổn định", ông cho biết thêm.
Không chỉ dừng lại ở việc tận dụng rơm rạ để trồng nấm, ông Hà còn triển khai mô hình sản xuất tuần hoàn. Phế phẩm từ trồng nấm như rơm mục được sử dụng để nuôi trùn quế, tạo ra phân hữu cơ phục vụ cho việc trồng các loại rau màu như cải, cà và hoa màu.
Phương pháp này không chỉ tăng giá trị kinh tế mà còn giúp cải tạo đất và giảm tác động xấu đến môi trường.
Đa dạng sản phẩm từ rơm rạ
Không riêng ông Hà, nhiều nông dân tại An Giang cũng đang áp dụng các mô hình tận dụng rơm rạ. Tại đây, việc sử dụng rơm rạ sau thu hoạch đang trở thành xu hướng mới trong nông nghiệp, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Phạm Thị Như - cán bộ Trạm khuyến nông huyện Châu Thành - cho biết địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân thấy rõ lợi ích của việc không đốt rơm rạ mà sử dụng trong sản xuất.
"Nhờ chuyển đổi cách làm, nhiều nông dân vừa tăng thu nhập, vừa góp phần giảm ô nhiễm không khí", bà Như nói.
Trong khi đó, bà Phạm Ngọc Xuân, đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp Châu Thành, cho biết với hơn 80.000ha đất trồng lúa mỗi năm, việc triển khai các mô hình tận dụng rơm rạ là giải pháp thiết yếu để gia tăng giá trị kinh tế cho nông dân.
Ngoài trồng nấm rơm, địa phương còn phát triển các mô hình ủ phân hữu cơ và làm thức ăn chăn nuôi từ rơm rạ. Những mô hình này không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân mà còn giúp cải tạo đất và giảm chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay, khoảng 30% lượng rơm tại An Giang được tận dụng, và mục tiêu là nâng con số này lên 40% trong thời gian tới.
"Chúng tôi đang nỗ lực cải thiện việc thu gom và lưu trữ rơm bằng cách hỗ trợ máy móc hiện đại, nhằm giúp nông dân tối ưu hóa lợi ích", bà Xuân cho biết thêm.
Link nội dung: https://tbngaynay.com/khi-nong-dan-bien-soi-rom-thanh-soi-vang-a172782.html