Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi

Việc giảm thuế cho báo chí là cần thiết, thậm chí Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho báo chí chính thống bởi báo chí phát triển, cả xã hội được hưởng lợi. Nói không cần báo chí nữa nhưng tỉ lệ lớn thông tin trên mạng xã hội chính là đến từ báo chí.

Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi - Ảnh 1.

Bạn trẻ đọc báo điện tử - Ảnh: Q.ĐỊNH

Ông Lê Quốc Minh - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tổng biên tập báo Nhân Dân, chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ. 

Ông Minh nói: Từ cuối năm 2022, nhiều Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi - Ảnh 3.Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi - Ảnh 4.Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi - Ảnh 5.

Khi sự thay đổi quá nhanh của công nghệ, của mạng xã hội đã làm những tờ báo giấy thêm phần khó khăn - Ảnh: Q.ĐỊNH

* Nhưng giảm thuế cũng chỉ là một trong những giải pháp hỗ trợ cho báo chí, thưa ông?

- Trong thực tế, nhiều cơ quan báo chí thậm chí còn không có tiền mà đóng thuế, nên có giảm thuế cũng chẳng giúp được gì. Do đó cần có những chính sách để báo chí có cơ hội tăng nguồn thu.

Vừa qua, Chính phủ có chủ trương rất đúng đắn là yêu cầu đẩy mạnh truyền thông chính sách, vì thế các bộ, ngành, địa phương cần chủ động dành ngân sách để chi trả cho báo chí làm tốt công tác truyền thông.

Báo chí phát triển, cả chính quyền, doanh nghiệp, người dân, xã hội đều được hưởng lợi. Chi 1 đồng đầu tư cho báo chí sẽ mang lại lợi ích nhiều đồng. Chứ để báo chí èo uột, không tồn tại được, mất mát sẽ rất lớn.

Tất nhiên, báo chí cũng phải chủ động đổi mới, phải tạo ra nội dung chất lượng cao, có giá trị cho xã hội. Thậm chí phải mạnh dạn đầu tư cho đội ngũ của mình để tạo ra sự khác biệt và thu hút được nguồn lực.

* Nhiều cơ quan báo chí còn đang loay hoay với câu chuyện tồn tại, làm sao có nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển..., thưa ông?

- Sử dụng ngân sách để đầu tư cho tất cả các cơ quan báo chí là điều bất khả thi và cũng không phải là cách mà nên làm. Do vậy, ngân sách nhà nước cần phải đầu tư trọng điểm cho một số cơ quan báo chí lớn, có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Phải tính đúng, tính đủ để dành ngân sách thỏa đáng cho các cơ quan báo chí đó phát triển mạnh mẽ, trở thành những mũi nhọn quan trọng trong công tác thông tin, truyền thông phục vụ đất nước, phục vụ địa phương.

Thậm chí phải mạnh dạn đầu tư cho một số cơ quan báo chí đủ tầm cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó, tạo chính sách cho các cơ quan báo chí phát triển theo cơ chế thị trường để đa dạng nguồn thu, gia tăng sức mạnh, nâng cao chất lượng chuyên môn. Khi báo chí phát triển mạnh mẽ, có thể đóng thuế trở lại, tạo nhiều công ăn việc làm. Cũng cần phải thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ tương hỗ, bên này hỗ trợ bên kia. Tuy nhiên do sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp giờ đây có nhiều cách thức tiếp cận người dùng và quảng bá thương hiệu/sản phẩm chứ không chỉ trông cậy vào báo chí. Lại thêm khó khăn kinh tế sau đại dịch COVID-19 nên doanh nghiệp giảm ngân sách quảng cáo, đồng thời giảm cả chi phí quảng cáo trên báo chí.

Do đó báo chí cần chủ động xây dựng nội dung quảng bá sáng tạo và có các cách thức quảng cáo mới mẻ, hấp dẫn để kéo doanh nghiệp trở lại.

Doanh nghiệp cũng cần ý thức rằng phải góp phần "nuôi dưỡng" báo chí bởi đây là kênh chính thống, tạo niềm tin và sự xác tín cho người dùng. Báo chí lớn mạnh chỉ càng tốt cho doanh nghiệp...

Tỉ lệ lớn thông tin trên mạng xã hội đến từ báo chí

* Nhiều ý kiến cho rằng không cần báo chí nữa, cứ lên mạng xã hội sẽ biết hết mọi chuyện, thưa ông?

- Điều này không hoàn toàn đúng vì một tỉ lệ lớn thông tin trên mạng xã hội chính là đến từ báo chí. Ngoài ra tin giả, tin xấu độc, xàm xí trên mạng xã hội ngày càng nhiều, rất khó phân biệt thật - giả. Với tốc độ phát triển của AI, số lượng tin giả e rằng sẽ còn tăng với cấp số nhân.

Nhưng chính trong bối cảnh này, người dùng lại trông cậy vào các cơ quan báo chí chính thống để lựa chọn giúp họ những thông tin cần thiết nhất cho cuộc sống và công việc.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, các cơ quan chính quyền hoặc doanh nghiệp, tổ chức đều có thể chủ động cung cấp thông tin website, tài khoản mạng xã hội, nhưng những kênh thông tin đó không thể thay thế được vai trò của báo chí ở chức năng phản biện, phản ánh đa chiều.

Báo chí truyền bá chính sách của Nhà nước, là tiếng nói của nhân dân và kênh phản biện chính sách rất quan trọng. Nói đến báo chí là nói đến trách nhiệm xã hội, đến việc đưa tin một cách trung thực hay phản biện vấn đề với mục đích góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 4: Báo chí phát triển, xã hội được hưởng lợi - Ảnh 4.Ưu đãi thuế, hỗ trợ báo chí phát triển - Kỳ 3: Cần miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí

Cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% với hoạt động báo chí nhằm tạo sự công bằng, hỗ trợ cơ quan báo chí, nhất là khi nguồn thu của báo chí bị giảm mạnh do chịu sự cạnh tranh của mạng xã hội, các nền tảng khác...

Link nội dung: https://tbngaynay.com/uu-dai-thue-ho-tro-bao-chi-phat-trien-ky-4-bao-chi-phat-trien-xa-hoi-duoc-huong-loi-a172735.html