Ai cũng dễ mắc phải
Stress diễn ra liên tục, nếu biết tận dụng, thích nghi có thể thúc đẩy sự phát triển - Ảnh minh họa
Thích nghi để stress giúp làm việc hiệu quả hơn
BS Nguyễn Xuân Tuấn - giảng viên Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia), cảnh báo rằng con người dễ mắc phải stress trong cuộc sống, nhưng thường bị coi nhẹ và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng... Tốt nhất, cần biết thích nghi để stress giúp làm việc hiệu quả hơn.
Bác sĩ Tuấn phân tích stress có thể được định nghĩa là bất kỳ loại thay đổi nào gây ra căng thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý. Stress là phản ứng của cơ thể bạn đối với bất cứ điều gì đòi hỏi sự chú ý hoặc hành động.
Mọi người đều trải qua stress ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với stress ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Đôi khi cách tốt nhất để kiểm soát stress là thay đổi tình trạng của bạn.
Hiểu rõ về cách căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần là rất quan trọng. Điều quan trọng nữa là phải nhận ra sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng như thế nào.
- Thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn...
- Tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán...
- Hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập...
- Cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, thường xuyên khó chịu...
PGS Tuấn nhấn mạnh, bác sĩ cấp cứu không thể giúp người bệnh vượt qua cơn strees cấp tính, mà chính là người nhà bệnh nhân, bác sĩ tâm lý, tâm thần và đặc biệt là chính bản thân bệnh nhân phải biết vượt qua.
Khi bị stress bệnh nhân cần được giúp vượt qua và ngăn chặn nó, tránh để nó tái phát và gây các bệnh nguy hiểm. Thông thường, điều trị là dùng tâm lý liệu pháp để giúp người bệnh thể hiện cảm xúc, hiểu và giải quyết đúng vấn đề.
Thuốc chủ yếu chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh nguy cơ phụ thuộc. Song điều quan trọng nhất, là ngăn chặn nó từ trước.
Để phòng tránh stress nói chung và stress cấp tính nói riêng, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống vui vẻ, thoải mái, lao động và nghỉ ngơi hợp lý; tránh áp lực quá nặng về tâm lý, công việc, nhất là phải biết "quẳng gánh lo đi và vui sống".
Cách ứng phó và phòng ngừa stress hiệu quả
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
- Đặt mục tiêu thực tế
- Ngủ đủ giấc
- Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia
- Thư giãn: nghe nhạc, xem phim, đọc sách
Link nội dung: https://tbngaynay.com/can-than-con-stress-cap-tinh-rat-de-bi-chung-ta-bo-qua-a172459.html