- Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định - gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn.
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.
Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải.
Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta.
Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Gợi ý:
II. Làm văn
Câu 1 (2 điểm)
Đề bài: Câu 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu: "Leo lên đỉnh cao là để các em ngắm nhìn thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em".
Gợi ý:
Với 200 chữ đòi hỏi viết ngắn gọn, không lặp ý mà vẫn đủ ý. Học sinh chỉ cần trả lời 4 câu hỏi sau: Cái gì? (giải thích), ai? (nêu 1 dẫn chứng), tại sao (phân tích), làm thế nào (bài học cho bản thân).
Với sơ đồ tư duy dù 600 chữ hay 200 chữ, cách học, hình thành ý cũng không thay đổi.
Câu 2: (5 điểm):
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Gợi ý: Phần nghị luận văn học dành để phân hóa học sinh, vì vậy để đạt điểm giỏi phải từ 3/5 điểm trở lên. Trong đó lưu ý đề thi có thể đòi hỏi tổng hợp các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và so sánh.
Học sinh phải nhận diện được yêu cầu và đảm bảo đầy đủ các thao tác nghị luận. Nhiều học sinh quá chú trọng thao tác phân tích mà quên mất các thao tác khác dẫn đến mất điểm.
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp ích cho học sinh khi làm bài: Đảm bảo đủ luận điểm; ghi nhớ luận điểm bằng hình ảnh, bố cục rõ ràng dễ triển khai ý tránh trùng lặp.
Theo Quyên Quyên
(ZingNews)
Link nội dung: https://tbngaynay.com/goi-y-giai-de-thi-minh-hoa-mon-ngu-van-bang-so-do-tu-duy-a1643.html