Số vụ phòng vệ thương mại tăng, doanh nghiệp Việt cần chủ động

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam có số vụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp… có xu hướng tăng, doanh nghiệp nếu không chủ động có thể trả giá đắt khi hội nhập quốc tế.

Số vụ phòng vệ thương mại tăng, doanh nghiệp Việt cần chủ động - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: B.S.

Đó là ý kiến nêu ra tại hội thảo thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nâng cao năng lực ứng phó các vụ việc Số vụ phòng vệ thương mại tăng, doanh nghiệp Việt cần chủ động - Ảnh 2.Điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang MỹĐỌC NGAY

Theo số liệu được Bộ Công Thương đưa ra tại hội thảo, số vụ về phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Nếu như giai đoạn 2001 - 2011 chỉ có 50 vụ thì giai đoạn 2012 đến tháng 8-2024 có tới 205 vụ phòng vệ thương mại (tăng hơn 4 lần). 

Trong các biện pháp mà các thị trường phòng vệ thương mại nhắm tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì nhiều nhất là chống bán phá giá, tính đến tháng 8-2024 có 140 vụ việc.

Đối với các nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương là thị trường lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có các mặt hàng chủ lực như chế biến gỗ, dệt may… thì các biện pháp phòng vệ thương mại cũng gia tăng. 

Chỉ riêng trong ASEAN, bốn nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa từ Việt Nam.

"Đáng nói, khi một doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cả một ngành hàng hay hàng hóa từ một địa phương của Việt Nam sẽ cùng bị áp dụng mức thuế cao. 

Sự phối hợp và chủ động giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp không chỉ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính doanh nghiệp đó mà còn là trách nhiệm chung với cộng đồng doanh nghiệp", ông Nguyễn Thanh Toàn - giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - nói.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt khoảng 370 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó trị giá xuất khẩu đạt khoảng 190 tỉ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á, châu Phi đạt khoảng 250 tỉ USD, chiếm gần 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Số vụ phòng vệ thương mại tăng, doanh nghiệp Việt cần chủ động - Ảnh 3.Ấn Độ mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng Việt Nam

Thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam sẽ bị điều tra chống bán phá giá từ Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR).

Link nội dung: https://tbngaynay.com/so-vu-phong-ve-thuong-mai-tang-doanh-nghiep-viet-can-chu-dong-a160450.html