
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer phát biểu với báo giới sau cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 11-5 - Ảnh: REUTERS
Theo New York Times, ngày 12-5, đại diện phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết hai nước đã đạt thỏa thuận tạm thời giảm
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận tạm thời giảm thuế đối ứng trong 90 ngày
Với phần thuế 34% còn lại, trong 90 ngày tới, hai bên tạm đình chỉ thêm 24%. Như vậy, trước mắt, thuế đối ứng Mỹ - Trung áp vào nhau sẽ chỉ còn 10%.
Tuy nhiên, chính quyền ông Trump hồi đầu nhiệm kỳ đã áp sẵn 20% thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc và khoản thuế này không được thay đổi sau buổi đàm phán ngày 11-5. Do đó tổng thuế quan thực tế Washington tạm áp lên Bắc Kinh là 30%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent phát biểu họp báo: "Chúng tôi đi đến kết luận rằng hai bên có nhiều lợi ích chung. Quan điểm chung của cả hai phái đoàn là không bên nào mong muốn sự tách rời".
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer (trái) và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Scott Bessent tại họp báo ngày 12-5 - Ảnh: REUTERS
Cũng trong buổi họp báo, ông Greer và ông Bessent đã vạch ra một số vấn đề trọng tâm sẽ được hai bên thảo luận trong 90 ngày tới.
Đại diện Thương mại Mỹ Greer khẳng định tình hình "vấn đề ma túy fentanyl" từ Trung Quốc chảy vào Mỹ "tạm thời không thay đổi".
Hồi tháng 2, Mỹ áp mức 10% thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc đầu tiên trong nhiệm kỳ chính là để thôi thúc Bắc Kinh siết chặt dòng chảy fetanyl từ nước này sang xứ cờ hoa.
Ông Greer cho rằng vấn đề này đang có những tiến triển khả quan và hai bên đã có những đối thoại mang tính xây dựng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Bessent nhấn mạnh Washington muốn Bắc Kinh "cởi mở" với hàng hóa Mỹ nhiều hơn.
Ông cũng khẳng định Mỹ tin rằng có khả năng hai bên đạt được các thỏa thuận mua bán qua lại để đưa thâm hụt thương mại về mức cân bằng. Năm 2024, thâm hụt thương mại Mỹ - Trung rơi vào khoảng 295 tỉ USD.
Ngoài ra, ông Bessent còn xác nhận hai bên đã không thảo luận về vấn đề tiền tệ trong cuộc đàm phán ngày 11-5.
"Chúng tôi mong đợi những cuộc đàm phán tốt khi giờ đây hai bên đã thiết lập cơ chế đàm phán", ông Bessent chia sẻ. Theo tuyên bố chung được hai nước đưa ra, việc đàm phán trong thời gian tới có thể thực hiện ở Mỹ, Trung Quốc hoặc một quốc gia thứ ba.
Ngoài ra, bộ trưởng Tài chính Mỹ không quên nhắc nhở: "Anh và Thụy Sĩ đã vượt lên dẫn đầu danh sách ưu tiên đàm phán thương mại, trong khi Liên minh châu Âu (EU) thì chậm hơn rất nhiều".
