
Trụ sở Radio Chí Hòa đầu thập niên 1930 góc ngã ba Lý Thường Kiệt - Bắc Hải hiện nay mà xưa thuộc làng Phú Thọ
Tuần báo Nam Kỳ Địa Phận (thông tin chính thức của Công giáo địa phận Nam Kỳ thời đó) năm 1918, số 515, ra ngày 26-12-1918 (phần trong ngoặc đơn là tác giả chú thích) viết như vậy.
Vị trí làng Chí Hòa?
Cụ thể ra sao? Bài báo viết tiếp:
"Lúc ấy, Đức thầy Vêrô (Phêrô, tên thánh của giám mục Pigneau de Behaine, tức Bá Đa Lộc) ở
Không ảnh khu Lăng Cha Cả năm 1966 đối chiếu với hiện nay - Ảnh: Alan Beckler
Chí Hòa không chỉ là làng mà hơn thế, là một vùng
Như vậy Chí Hòa là một vùng đất ban đầu ở khu vực Lăng Cha Cả (nằm giữa phường 2 và phường 4, Tân Bình hiện nay). Về phía bắc, nó ăn lên cả đường Cộng Hòa hiện nay. Trên đường Cộng Hòa, trong một khu vực quân đội, hiện còn khá nguyên vẹn một pháo đài xây dựng đầu thế kỷ 20, xưa mang tên Thạnh Hòa.
Về phía nam, Chí Hòa ăn xuống khu vực trung tâm làng Thạnh Hòa xưa (nay là đường Phạm Văn Hai chạy qua phường 1, 2, 3 và 5), đi lên ngã tư Bảy Hiền (một số bản đồ thời Pháp ghi "ap Lang Cha Ca" ở một góc ngã tư Bảy Hiền nay là khu vực Trung tâm Triển lãm - hội chợ quận Tân Bình, xưa là nghĩa trang quân đội Pháp).
Từ ngã tư Bảy Hiền, vùng Chí Hòa (xin nói rõ là vùng, không nói là làng) đi dọc đường Thuận Kiều/Verdun/Phạm Hồng Thái (nay là đường Cách Mạng Tháng 8, khu vực phường 5, 6, 7 - Tân Bình), nơi có nhà thờ Chí Hòa. Thập niên 1960 cho tới trước 1975, tôi đi học qua lại nơi đây hằng ngày, thấy nhiều bảng hiệu nơi đây vẫn ghi là Chí Hòa.
Không dừng lại, đến đầu thập niên 1930, Đài "Tiếng nói Đông Dương" phát sóng hầu khắp thế giới đặt ở góc đường Lý Thường Kiệt - Bắc Hải hiện nay lấy tên Chí Hòa, dù đây vốn là đất làng Phú Thọ xưa.
Riêng về mục vụ Công giáo, đến giữa thập niên 1960, Hạt (Công giáo) Chí Hòa vẫn gồm nhiều giáo xứ, giáo họ xung quanh, như Tân Việt (phía trên Bảy Hiền), có nơi rất xa như Bùi Phát (quận 3), Bắc Hà (quận 10), Truyền Tin (trên đường Phổ Quang hiện nay)...
Những giáo xứ này xưa là khu vực phòng tuyến đại đồn Chí Hòa/Phú Thọ rộng lớn (gồm cả đại đồn trung tâm) và thuộc khu vực ảnh hưởng của vùng Chí Hòa xưa. Đến đầu thập niên 1940, khi chưa có nhà thờ Hòa Hưng, giáo dân Hòa Hưng đi lễ nhà thờ Chí Hòa.
Nói thêm: Đến 9-12-1939, một làng Chí Hòa mới xuất hiện. Làng này sáp nhập hai làng Hòa Hưng và Phú Thạnh, địa giới từ đường Bắc Hải đến Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay - tức nằm ngoài đại đồn trung tâm Chí Hòa. Tuy nhiên tới giờ người ta vẫn gọi đây là khu Hòa Hưng chứ không gọi Chí Hòa, dù sau khi đổi tên, đình Hòa Hưng đã bị đổi tên thành đình Chí Hòa và một trại giam nổi tiếng ở đây được gọi là khám Chí Hòa.
-----------------------------------
Tân Sơn Nhứt hay Tân Sơn Nhất cũng đều là một, chỉ khác nhau cách gọi trước và sau năm 1975 (ít nhất là trên bảng hiệu, giấy tờ hành chính) nhưng nhiều người cố cựu truyền đời ở vùng làng cổ xưa của Sài Gòn này vẫn quen gọi Tân Sơn Nhứt.
Kỳ tới: Tân Sơn Nhứt hay Nhất cũng đều là một thôi nghen
