Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm 'ăn chặn' tiền bồi thường

Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới được xem là "mỏ vàng" của nhiều doanh nghiệp khối phi nhân thọ nhờ doanh thu lớn, bồi thường lại nhỏ giọt.
bảo hiểm - Ảnh 1.

Quy định bắt buộc mua bảo hiểm nhưng kiểu đền bù này chỉ có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm - Ảnh: Q.ĐỊNH

Thế nhưng khách hàng không những bị hành lên hành xuống với các thủ tục nhiêu khê, mà còn bị xà xẻo tiền bồi thường.

Tình trạng sách nhiễu trong quá trình bồi thường vẫn diễn ra công khai trên thị trường bảo hiểm, bất chấp nhiều quy định pháp luật được ban hành để giảm thủ tục và tăng quyền lợi cho khách hàng mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ

Nguồn: Bộ Tài chính - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán cho rằng bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới là sản phẩm cần thiết phải mua. Tuy nhiên, nếu quy định pháp luật không bắt buộc, có thể số lượng khách hàng tham gia sản phẩm này không nhiều.

Bảo hiểm này cốt lõi nằm ở chỗ bảo vệ cho bên thứ ba, đền bù thiệt hại về tài sản, thân thể và tính mạng. Họ là nạn nhân của chủ xe cơ giới gây tai nạn. Như vậy, cấp thiết phải xúc tiến bồi thường để người bị nạn hoặc thân nhân (người bị nạn đã tử vong) được nhận tiền nhanh nhất.

Nhiều người dân bức xúc không phải vì phải mua bảo hiểm mà bởi vì cách chi trả bồi thường quá tệ khi các công ty bảo hiểm đóng vai trò như một "quan toà", dù đó là điều không được phép.

Trong khi đó, lẽ ra khách hàng chỉ cần gửi yêu cầu thông báo, trách nhiệm của công ty bảo hiểm phải giả định rằng khách hàng xứng đáng được bồi thường.

Trừ khi tìm được chứng cứ khách hàng không xứng đáng, công ty mới từ chối chi trả. Dĩ nhiên, về nguyên tắc bồi thường, công ty bảo hiểm cũng đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Tài chính, hạn chế tình trạng trục lợi.

Để việc chi trả bồi thường bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới (ô tô, xe máy) và cả bảo hiểm vật chất xe ô tô một cách thuận lợi, theo ông Đán, cơ quan quản lý cần có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong quá trình giám định bồi thường.

Theo đó, khi sự cố xảy ra, việc đầu tiên là phải cấp cứu người bị nạn, hạn chế tối đa tổn thất về người và tài sản. Do đó, người dân có thể quay video hiện trường vụ tai nạn làm bằng chứng, không nhất thiết chờ phía thẩm định chạy xuống. Các công ty cũng không được tự ý giảm trừ tiền bồi thường, đưa ra chế tài với lý do vô lý.

Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng có thể hợp tác với các nền tảng xe taxi, xe ôm công nghệ để thành lập đội ngũ cộng tác viên giám định hiện trường. Các cộng tác viên này sẽ thay giám định viên làm việc, vẫn đảm bảo tính trung thực và khách quan.

"Nguyên tắc bảo hiểm là lấy số đông bù số ít. Khi bồi thường thỏa đáng, mọi người tự giác tham gia nhiều hơn thì quỹ bảo hiểm càng lớn, càng dễ bồi thường hơn", ông Đán nói.

Cũng theo chuyên gia này, quỹ bảo hiểm xe cơ giới cũng cần phải hoạt động năng suất hơn nữa. Khi bên bệnh viện báo cáo có người bị tai nạn giao thông, thuộc trường hợp cần được hỗ trợ, quỹ phải lập tức vào cuộc và chi tiền theo các mức nhất định.

 Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm 'ăn chặn' tiền bồi thường - Ảnh 3.Thanh tra phát hiện công ty bảo hiểm 'xén' tiền bồi thường của khách bị tai nạn xe

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra Bảo hiểm Liên hiệp, phát hiện tình trạng 'xén' bớt tiền bồi thường. Đây là doanh nghiệp có gần 28 năm hoạt động trên thị trường, có khối tài sản gần 3.000 tỉ đồng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề