
Một trường hợp mất cơ hội làm cha mẹ vì nghe "bác sĩ TikTok", được bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, phó giám đốc Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt - Bỉ, tư vấn - Ảnh: BVCC
Thời gian gần đây nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị vì tin theo "bác sĩ TikTok". "Không cần mất công tìm kiếm", "Không mất chi phí"... là những thông tin tư vấn sức khỏe từ các "chuyên gia trời ơi" hiển thị khắp nơi trên các nền tảng Gen Z lên mạng, tìm kiến thức tài chính trên TikTokĐỌC NGAY
"Hiện nay các bệnh viện, hiệp hội đều có website, thậm chí có ứng dụng để tư vấn sức khỏe với những thông tin rõ ràng, dễ hiểu, đã được khoa học chứng minh. Vì vậy, thay vì nghe theo những tư vấn còn chưa rõ đúng hay sai, thật hay giả thì người dân nên tham khảo những thông tin trên nền tảng chính thống.
Bên cạnh đó, khi có vấn đề về sức khỏe nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tuyệt đối không nên áp dụng theo các phương pháp truyền miệng hay chia sẻ cá nhân bởi mỗi người sẽ có tình trạng bệnh lý khác nhau, cơ thể khác nhau và phương pháp điều trị khác nhau", bác sĩ Mạnh khuyến cáo.
Tại sao nhiều người tin vào... phương pháp kỳ lạ?
Lý giải về lý do nhiều người tin vào những phương pháp chữa bệnh kỳ lạ, hay tin vào những quảng cáo trên các nền tảng, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng - thành viên Hội Tâm lý học Việt Nam - cho hay những quảng cáo thường đánh vào tâm lý đám đông, sự tuyệt vọng của bệnh nhân mắc bệnh nan y như bệnh mạn tính, ung thư với tâm lý "có bệnh vái tứ phương". Chính vì tuyệt vọng, bệnh nhân ung thư đã đi theo cách chữa bệnh tưởng chừng vô lý ấy.
Một bác sĩ chuyên khoa ung bướu tại TP.HCM chia sẻ, người dùng mạng xã hội phải thật tỉnh táo, chỉ nên tham khảo các thông tin trên bài viết nghiên cứu gốc hoặc có trích dẫn từ nghiên cứu đã được chứng minh, hoặc bài viết được viết bởi chuyên gia.
Không nên tin quảng cáo rao bán thuốc qua mạng không có rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu bệnh tật phải đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, không nên tin tưởng vào các thông tin trên Internet không rõ nguồn gốc.
