Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ

Các tỉnh phía Bắc đang chịu thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ gây ra. Các cơ sở y tế tại nhiều tỉnh thành đang tập trung nguồn lực cứu nạn nhân chấn thương do sạt lở, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ.
Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ - Ảnh 1.

Người dân dọn dẹp nhà cửa sau mưa lũ tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Ảnh: NAM TRẦN

Lực lượng y tế dự phòng tại các địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân phòng chống dịch ra sao?

Dịch có thể bùng phát trên diện rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lương Tâm, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết sau bão lũ vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng gia súc, gia cầm chết do mưa lũ làm thức ăn - Ảnh: người dân cung cấp

Phòng bệnh thế nào?

Một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra sau mưa lũ là đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng - phó trưởng khoa mắt Bệnh viện Bạch Mai, ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ - Ảnh 3.Bệnh đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch sau lũ, phòng tránh thế nào?ĐỌC NGAY

"Viêm kết mạc sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 60 tuổi, bệnh rất dễ lây, có thể thành các vụ dịch lớn.

Bệnh lây từ người này sang người khác qua nước mắt và ghèn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh.

Người bị viêm kết mạc hay lấy tay dụi mắt, sau đó cầm nắm vào các đồ vật sử dụng chung trong nhà, nơi làm việc, trường học… làm cho người khác khi sử dụng đồ vật đó bị lây", bác sĩ Hằng cho hay.

Đau mắt đỏ thường lành tính nhưng cũng có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt, cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết sau bão lũ người dân dễ mắc các bệnh liên quan đường tiêu hóa, trong đó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình 8 - 14 ngày.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo cần ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh môi trường bề mặt bằng các thuốc khử khuẩn thông thường. Đồng thời khi có biểu hiện đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, cần thông báo ngay cho y tế cơ sở.

Không sử dụng gia súc chết do mưa lũ làm thức ăn

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai...

Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, giập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ - Ảnh 3.Những điều cần biết để phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ

Sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi.