
Ba má tôi - những người hay kể chuyện tháng tư
1. Vị đại tá 85 tuổi, mắt ngấn lệ trả lời đó là ôm nhau trên đường và nói: "Hòa bình rồi! Sống rồi!". Là sống trong một cuộc đời mới. Cuộc đời chẳng còn ám ảnh bởi bao đêm trái sáng lập lòe đô thị. Chẳng còn thấp thỏm bởi cuộc tử biệt mà nghiêng về bên nào cũng là đồng bào của mình.
Cả ngày hôm đó, cô Sáu Thảo chạy khắp nơi tìm đồng đội trong tổ điệp báo số 6 mà mình phụ trách để xác tín sự sống của mọi người. Hơn 60 người trong mạng lưới của cô từ cơ sở đến những người cài cắm vào các cơ quan đầu não của chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi đó, lẫn bên trong Phủ tổng thống vẫn an toàn.
Ngày hòa bình, trên khắp các nẻo đường nhiều chiếc xe lam giăng băng rôn, chở những thanh niên chạy khắp các đường phố reo vang.
Mấy bà má gom gạo, rau, thịt thà đến nấu cơm cho từng đoàn bộ đội tiếp quản. Chuyện của 50 năm nhún nhảy theo con nắng tháng tư hươm vàng cả căn nhà của cô Sáu Thảo.
Gia đình của cô Sáu Thảo có tận 6 người hy sinh từ kháng Pháp đến Mỹ. Vậy nên, mới 16 tuổi, cô vẫn nhất quyết thoát ly theo cách mạng.
Hai lần bị bắt với những trận đòn sanh tử, nhưng cô nhất mực không hề hé môi khai. Có lúc tưởng đã chết rồi, may cô được các chị em tù chính trị tìm mọi cách cứu chữa.
Càng gần đến ngày thống nhất, cô càng tin tưởng vào niềm tin tất thắng. Chỉ có Nam Bắc sum vầy, non sông nối liền một dải thì đất nước mới có được sự hòa bình.
Người Việt từ đây có thể sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc như vốn dĩ đó là quyền cơ bản mà mỗi một con người ai sinh ra cũng đều xứng đáng được hưởng.
2. Cách đây 2 năm, tôi gặp anh Trịnh Tuyên, trong câu chuyện của người lính thời bom đạn phân chia đất nước vẫn đau đau cái nhìn đầy thương cảm.
Trịnh Tuyên kể cho tôi nghe về người bạn vong niên của mình, người đã nuôi con của một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa chết trận lúc triệt thoái cao nguyên trên con đường số 7.
Chiến tranh ác liệt thổi tung bay những thân phận. Cùng một dòng máu, cùng một tiếng nói nhưng người bị thổi về bên này, kẻ bị dạt về bên kia.
Ngay tại Cheo Reo, đại tá Đinh Hữu Tấn khi đó là chính ủy Trung đoàn 48 đã huy động các chiến sĩ chỉ để đỡ đẻ cho một người đàn bà, mà chồng bà lại là lính lái xe cho bên kia chiến tuyến.
Đứa bé sau này được đặt tên là Nguyễn Giải Phóng. Người lính lái xe đó trở thành lái xe chở đoàn quân bộ đội từ Cheo Reo tiến về Củng Sơn trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3.
Con đường số 7 những ngày tháng 3-1975 được mệnh danh là con đường ly tán nhất thời chiến. Nhiều gia đình lạc nhau. Nhiều đứa trẻ ngơ ngác trong bom đạn.
Chính ông Tấn đã ra lệnh cho chiến sĩ lấy xe GMC để thu gom trẻ lạc cha mẹ, giao về thị xã Cheo Reo để các con được an toàn. Cũng từ cuộc thu gom đó, cậu bé Phước có cha làm
Tính đến hết ngày 13-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 550 bài dự thi của bạn đọc.
Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình
Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.
Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.
Giải thưởng Kể chuyện hòa bình
- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.
Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.
Ban tổ chức
