Người dân phải trả thêm bao nhiêu khi giá điện tăng thêm 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố quyết định số 599 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên mức 2.204,06 đồng/kWh (chưa gồm VAT) từ ngày 10-5.
giá điện - Ảnh 1.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10-5 - Ảnh: NGỌC AN

Tại buổi trao đổi thông tin liên quan về công tác đảm bảo điện diễn ra chiều 9-5, ông Võ Quang Lâm, phó tổng giám đốc EVN, cho hay với mức điều chỉnh

Bảng tính toán chi phí tăng thêm của người dân khi điều chỉnh giá điện - Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng. Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách là 56.790 đồng/hộ/tháng. 

Vì vậy, nếu áp dụng theo giá mới, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 59.520 đồng/hộ/tháng (chưa tính thuế giá trị gia tăng). Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn. 

Chưa rõ tăng giá có bù đắp hết khoản lỗ của EVN

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về việc trong ba năm từ 2023 đến nay, EVN đã điều chỉnh tăng giá điện lên tới hơn 17%, liệu có đủ bù đắp khoản lỗ của ngành điện, ông Võ Quang Lâm cho hay trong năm 2024 điện sản xuất và mua vào của EVN tương đương 33,6 tỉ kWh, chủ yếu từ nguồn điện ở giá thành cao. 

Theo đó, tỉ trọng thủy điện liên tục giảm và đến mức giới hạn, trong khi nguồn điện khí và nhiệt điện than, điện chạy dầu có giá thành cao hơn so với nguồn giá rẻ. Đặc biệt khi năm nay biến động thời tiết, suy giảm khiến nguồn thủy điện giảm so với năm 2024 là gần 7 tỉ kWh, nhiệt điện than tăng trưởng nhiều ở phân khúc dùng than nhập khẩu, giá thành than thế giới 2021 - 2023 tăng do biến động tăng địa chính trị. 

Điều này dẫn tới 4 tháng đầu năm 2025 chi phí cho than nhập khẩu, khí và dầu tiếp tục tăng. Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch vận hành, EVN đã thường xuyên thực hiện rà soát, tính toán và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh giá điện. 

"Việc điều chỉnh cân nhắc kỹ chi phí đầu vào, chi phí biến động, khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp để tìm điểm trung hòa giữa các yêu cầu. Vì với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện thì EVN cũng phải có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội. Mức tăng 4,8% là tương đối phù hợp" - ông Lâm khẳng định. 

Theo đó, các thông tin liên quan đến chi phí tài chính, khoản lỗ còn treo lại của EVN và việc đánh giá, tính toán để mức điều chỉnh tăng giá bù đắp khoản lỗ của tập đoàn này chưa được cập nhật, thông báo.

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền điện khi giá tăng thêm 4,8%? - Ảnh 2.Nóng: EVN tăng giá điện thêm 4,8% từ ngày 10-5

Ngày 9-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề