Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ngay từ khi mới… ngủ dậy

TPO - Đột quỵ là bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở lứa tuổi còn trẻ. Thời tiết lạnh sâu sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng cao khi thời tiết lạnh

Theo TS. BS. Hà Mai Hương (bệnh viện Tim Hà Nội), chúng ta cần đề phòng nguy cơ

Khởi động nhẹ nhàng tại giường khi vừa ngủ dậy để tránh nguy cơ tăng huyết áp.

Bạn cũng nên lưu ý giữ ấm cẩn thận, tránh để cơ thể tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh khi vừa ngủ dậy. Và nhớ là, tuyệt đối không tập thể dục thể thao ngoài trời vào buổi sáng mùa đông lạnh giá. Nhiều người trong chúng ta vẫn mặc định rằng, tập thể dục buổi sáng là một thói quen tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đó chính là cái ‘bẫy’ với chính sức khỏe của chúng ta vào những sáng mùa đông lạnh giá. Những nguy cơ đi kèm với thói quen này là huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp tim. Với thời tiết lạnh giá, khoa học nhất là bạn tập những bài tập đơn giản trong nhà như aerobic hoặc yoga...

Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST

TS.BS. Hà Mai Hương chỉ ra những dấu hiệu đột quỵ qua FAST như sau:

FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười một bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.

ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân một bên.

SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.

Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.

Nhiều người trẻ đột quỵ do bị tăng huyết áp

Để phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở người trẻ cũng như tăng huyết áp thì cần phải thay đổi thói quen, lối sống. Bởi một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ là do tăng huyết áp xuất phát từ lối sống thiếu khoa học.

Duy trì cân nặng hợp lý là yếu tố quan trọng để ngừa căn bệnh tăng huyết áp ở người trẻ. Với những người thừa cân, béo phì cần giảm cân, những người có cân nặng bình thường thì nên cố gắng duy trì hợp lý (chỉ số BMI nên ở mức 18,5 -22,9).

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và cân bằng. Một số thực phẩm có thể giúp kiểm soát huyết áp như rau củ quả, trái cây. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thịt đỏ… Cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói. Nói ‘không’ hoặc hạn chế đến mức tối đa với rượu bia, thuốc lá…

Duy trì tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để kiểm soát huyết áp là lối sống tích cực của bất cứ ai, đặc biệt tốt khi bạn hình thành được thói quen này khi còn trẻ. Mỗi ngày nên duy trì khoảng 30-60 phút tập luyện với cường độ vừa phải, một số bộ môn được khuyến khích như đi bộ, đi xe đạp…

Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp chính là stress từ những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Chính vì vậy, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và rèn luyện sự cân bằng trong cảm xúc của chính mình.

Theo ước tính, khoảng 90% bệnh nhân mắc huyết áp cao nhưng không có triệu chứng. Do vậy, việc tự đo huyết áp nên trở thành một thói quen tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn là một người trẻ. Bởi chỉ có thông qua đo huyết áp, mới có thể giúp bạn nhận biết các dấu hiệu bất thường của huyết áp. Theo khuyến cáo của bác sĩ tim mạch, trong trường hợp huyết áp <120/80 mmHg, bạn vẫn nên kiểm tra huyết áp 2 lần một năm từ khi 20 tuổi. Trong trường hợp huyết áp cao hơn, bạn nên tự đo huyết áp hàng ngày, tốt nhất là vào một giờ cố định.

Đột quỵ khi đang lái xe, phải làm sao?
Những thói quen sai lầm làm tăng nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh
Trời lạnh nhiều người trẻ đột quỵ: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ
Trời lạnh nhiều người trẻ đột quỵ: Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ