Mỹ ép Ukraine nhượng lãnh thổ: Cờ đã tàn hay Ukraine sẽ vùng lên?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục Ukraine chấp nhận nhượng cho Nga toàn bộ lãnh thổ nước này đang chiếm đóng để đổi lấy những đảm bảo an ninh mơ hồ.
Ukraine - Ảnh 1.

Pháo binh Nga khai hỏa về phía Ukraine - Ảnh: TASS

Theo báo New York Times, ngày 23-4 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Zelensky: Crimea là của Ukraine

Về cơ bản, các điều khoản trên đáp ứng gần như toàn bộ những yêu sách hòa bình đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin vạch ra. Nó cũng mở toang cánh cửa "đưa" các vùng Nga kiểm soát chính thức về thuộc nước này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhanh chóng lên tiếng hoanh nghênh: "Mỹ đang tiếp tục nỗ lực trung gian đàm phán và chúng tôi hoan nghênh chúng. Chúng tôi vẫn đang trao đổi nhưng chắc chắn sẽ còn có rất nhiều rắc rối liên quan đến phương án hòa bình cần được thảo luận".

Ukraine phản hồi đề xuất trên một cách thẳng thắn và kiên quyết. Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố: "Không có gì để bàn bạc cả. [Đề xuất này] vi phạm Hiến pháp của chúng tôi. Đây là lãnh thổ của chúng tôi, lãnh thổ của Ukraine".

Phó tổng thống thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko cũng đăng đàn trên mạng xã hội X: "Người Ukraine sẽ không chấp nhận xem một cuộc xung đột bị đóng băng là hòa bình. Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận việc chiếm đóng Crimea. Nếu không được gia nhập NATO, Ukraine yêu cầu những đảm bảo an ninh mang tính ràng buộc".

Trong lịch sử, bán đảo Crimea đã thuộc về Nga trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên năm 1954, Liên Xô đã chuyển vùng Crimea từ thuộc Cộng hòa Nga sang Cộng hòa Ukraine. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã và Ukraine tách ra thành một nước độc lập, Crimea vẫn được công nhận thuộc Ukraine.

Hải quân Nga tiếp tục "thuê" quân cảng Crimea làm căn cứ Hạm đội Biển Đen, do đây là quân cảng hiếm hoi không bị đóng băng vào thời điểm nào trong năm mà lực lượng này có thể tiếp cận.

Năm 2014, giữa lúc xảy ra làn sóng Maidan dẫn đến sự lật đổ của Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych của Ukraine, Matxcơva quyết định sáp nhập bán đảo này thành lãnh thổ nước mình, đảm bảo khả năng tiếp cận vùng biển nước ấm của Hải quân Nga.

Khi đó, Liên hiệp quốc và các nước tuyên bố không công nhận việc sáp nhập của Nga.

Đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều không công nhận Crimea là lãnh thổ chính thức của Nga.

Khẩu chiến Trump - Zelensky lần hai

Ukraine - Ảnh 2.

Mối quan hệ giữa tổng thống Ukraine và tổng thống Mỹ rạn nứt đáng kể từ khi Washington hạ mức độ cam kết cho Kiev - Ảnh: REUTERS

Bình luận của ông Zelensky đã "châm ngòi" cuộc khẩu chiến trên mạng xã hội với ông Trump. Tổng thống Mỹ chỉ trích phát ngôn của người đồng cấp Ukraine "mang tính kích động" và "sẽ chỉ kéo dài 'sàn giết chóc'".

Ông khẳng định: "Tôi nghĩ chúng tôi đã có được cái gật đầu từ phía Nga. Tôi đã nghĩ ông Zelensky dễ giải quyết hơn nhưng thực tế thì khó hơn".

Dù rất có lợi cho Nga nhưng đề xuất mới nhất của Mỹ vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu lãnh thổ của ông Putin.

Đó là chủ quyền với toàn bộ địa giới các vùng Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson được Matxcơva sáp nhập hồi năm 2022, kể cả những nơi mà Kiev còn kiểm soát.

Tuy nhiên hồi đầu tuần, báo Financial Times khẳng định tổng thống Nga đã chấp nhận từ bỏ yêu sách đối với các vùng mình chưa nắm giữ, mở đường cho việc chấp nhận đề xuất của Washington.

Đến nay Điện Kremlin chưa xác nhận hay phủ nhận điều này. Khi được hỏi, ông Peskov chỉ nói lửng lơ rằng kể cả những tờ báo uy tín nhất vẫn có thể đăng tin sai, tin giả, trong khi nhiều chuyên gia đánh giá đây là "nước cờ" mới của Nga.

Các chuyên gia cũng đánh giá giữa lúc ông Trump càng có nhiều phát ngôn và chính sách thiên về Nga thì ông Putin càng cứng rắn trong vấn đề Ukraine.

Cục diện đàm phán đảo lộn

Mỹ ép Ukraine nhượng lãnh thổ: Cờ đã tàn hay Ukraine sẽ vùng lên? - Ảnh 3.

Phó tổng thống Mỹ JD Vance, vốn phản đối việc Mỹ phải "bảo kê" cho châu Âu, thường xuyên có phát biểu bất lợi cho Ukraine - Ảnh: REUTERS

Những diễn biến trên thay đổi nhanh chóng cục diện bàn đàm phán hòa bình Ukraine. Vấn đề này có phần "im hơi lặng tiếng" trong những tuần đầu tháng 4 để "nhường sân" cho những cuộc hội thoại về thuế quan.

Khi đó tình hình đàm phán vẫn bế tắc. Ukraine và Nga vẫn kiên định với những điều khoản hai bên cho là "lằn ranh đỏ" của nhau, bao gồm yêu sách chủ quyền, tư cách thành viên NATO...

Hai nước công bố lệnh ngừng bắn 30 ngày vào cơ sở năng lượng của nhau, song hầu như ngày nào cũng tố nhau vi phạm. Lệnh ngừng bắn 30 tiếng nhân dịp lễ Phục sinh cũng vướng vào những ồn ào tương tự.

Bước ngoặt diễn ra hôm 18-4, khi

Hệ thống pháo của Nga khai hỏa về phía lực lượng Ukraine - Ảnh: RIA NOVOSTI

Giới phân tích chia thành hai luồng quan điểm trước những động thái trên. Một bên cho rằng Washington đang muốn ép ông Zelensky nhượng bộ về lãnh thổ, trong khi bên còn lại nhận định đây chỉ là cái cớ để Mỹ ngừng viện trợ cho Kiev.

Hiện vẫn chưa rõ Washington sẽ làm gì nếu ông Zelensky nhất quyết từ chối hợp tác. Ông Trump đã gợi ý ông sẽ chỉ "rửa tay và đi ra" khỏi nỗ lực làm trung gian hòa bình. Tuần trước, phía Ukrane tiết lộ đến nay Kiev không nhận được khoản viện trợ tài chính hay quân sự mới nào từ ông Trump, mà chỉ là các gói tồn đọng từ thời chính quyền ông Biden.

Dù vậy vẫn không loại trừ khả năng Mỹ tác động bằng những cách thức khác. Trong đó có việc cắt viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ thông tin tình báo.

Báo cáo điều tra của báo New York Times hồi đầu tháng 4 tiết lộ quân đội Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào thông tin tình báo của Washington để có thể đánh trúng các mục tiêu quân sự Nga.

Cộng thêm vào nỗi lo của Ukraine là việc ông Rubio và ông Steve Witkoff, đặc phái viên của ông Trump với ông Putin, bất ngờ hủy giờ chót việc đến London bàn thảo kế hoạch hòa bình với Ukraine và các nước châu Âu ngày 23-4.

Điều này vô hình trung giảm đáng kể sức nặng của cuộc gặp này. Các bên ủng hộ Ukraine bắt đầu một lần nữa sợ rằng Mỹ đang gạt Kiev và châu Âu "ra rìa" để chỉ đàm phán với Nga.

Đề xuất hòa bình của Mỹ: Cờ đã tàn hay Ukraine sẽ vùng lên? - Ảnh 5.Phó tổng thống Vance: Đã đến lúc Nga - Ukraine đồng ý thỏa thuận hòa bình

Ngày 23-4, Phó tổng thống Mỹ JD Vance cảnh báo Mỹ sẽ 'rút lui' nếu Nga và Ukraine không đạt được thỏa thuận hòa bình, trong bối cảnh các đặc phái viên Ukraine và châu Âu dự kiến có cuộc thảo luận tại Anh cùng ngày.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề