Một sinh viên ở TP.HCM bị lừa đảo qua mạng 1,1 tỉ đồng

Bị các đối tượng lừa đảo thao túng và đe dọa, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM nhiều lần xin gia đình chuyển khoản 1,1 tỉ đồng.
Một sinh viên đại học tại TP.HCM bị lừa đảo qua mạng 1,1 tỉ đồng - Ảnh 1.

Hacker có nhiều thủ đoạn tinh vi để xâm nhập tài khoản ngân hàng, mạng xã hội của người dùng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị T., phụ huynh của sinh viên, cho biết tiền đã mất rồi, chị không trách con hay nhà trường. Chị chỉ mong thông tin đến được nhiều người để phòng tránh rủi ro từ thủ đoạn Một sinh viên ở TP.HCM bị lừa đảo qua mạng 1,1 tỉ đồng - Ảnh 3.Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viênĐỌC NGAY

"Tôi lên trường trao đổi và được biết nhiều sinh viên khác của trường cũng nhận được thông báo về chương trình trao đổi sinh viên này và đó là thông tin lừa đảo. 

Cuối cùng biết sự thật là con tôi làm tất cả những việc trên ở nhà nghỉ một mình theo sự dẫn dắt của tổ chức lừa đảo. Họ lên kịch bản soạn sẵn, thao túng tâm lý làm con tôi ngoan ngoãn làm theo trong tâm trạng rất sợ hãi" - chị T. kể.

Khi sự việc vỡ lở, M. cho biết nhận được email kèm theo lệnh bắt có mộc đỏ của Bộ Công an do M. liên quan đến đường dây lừa đảo. Tiếp đó có người liên tục gọi điện cho M. nói đúng số căn cước công dân, tên, địa chỉ email và đe dọa sẽ bị dẫn độ ra Hà Nội thi hành án, đe dọa sẽ ảnh hưởng đến ba mẹ. M. lo sợ và hoảng loạn nên làm theo kịch bản do những người lừa đảo đưa ra.

"Tiền mất, tôi chỉ xác định đó là bài học mà không la mắng con, bài học là cha mẹ quá tin con mình" - chị T. chia sẻ thêm.

Đã cảnh báo lừa đảo cho sinh viên

Liên quan đến trường hợp sinh viên bị lừa đảo qua mạng, ban lãnh đạo Đại học RMIT Việt Nam cho biết đảm bảo an toàn cho sinh viên luôn là ưu tiên hàng đầu của trường.

Theo lãnh đạo đại học này, trường đã cảnh báo sinh viên về các vụ lừa đảo gia tăng qua bản tin hai tuần một lần dành cho sinh viên qua email từ tháng 11-2024. Ngoài ra còn có một trang thông tin cung cấp kiến thức về an toàn trực tuyến cho sinh viên. Thật không may, các vụ lừa đảo như vậy không chỉ nhắm tới sinh viên Đại học RMIT mà còn sinh viên của các trường đại học khác.

"Để tránh sập bẫy kẻ gian, chúng tôi đã khuyến nghị sinh viên: chỉ thực hiện thanh toán qua các kênh chính thức được liệt kê trên trang web của nhà trường. Kiểm tra thông báo học phí qua myRMIT, cổng thông tin quản lý sinh viên chính thức của Đại học RMIT. Chỉ tin tưởng các chương trình trao đổi và học bổng được công bố trên trang web chính thức của Đại học RMIT. Bảo vệ thông tin cá nhân, bao gồm cả mã số sinh viên. Chúng tôi cam kết luôn cập nhật thông tin và đảm bảo an toàn cho sinh viên của trường" - đại diện trường nói thêm.

Một sinh viên đại học tại TP.HCM bị lừa đảo qua mạng 1,1 tỉ đồng - Ảnh 2.Infographic tránh sập bẫy lừa đảo sử dụng AI

Thống kê sơ hiện số người tại Việt Nam dùng Facebook, Zalo là hơn 76 triệu (chiếm gần 70% dân số), ngoài ra còn có một số mạng xã hội khác. Các mạng xã hội này cũng là không gian dễ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.