Afterschock II đạt độ cao tối đa là 143.300 m so với bề mặt Trái Đất, cao hơn bất kỳ tên lửa nghiệp dư nào khác. Sau đó, đầu mũi tên tách ra và bung ra một chiếc dù trước khi rơi trở lại Trái Đất. (Ảnh: Trường Kỹ thuật USC Viterbi) |
Một nhóm sinh viên Mỹ đã phá vỡ một loạt kỷ lục thế giới sau khi phóng một
Dự án Aftershock II được điều hành bởi một nhóm sinh viên đến từ Phòng thí nghiệm Động cơ Tên lửa của USC.(Ảnh: Trường Kỹ thuật USC Viterbi)
Ryan Kraemer, sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí tại USC và là kỹ sư điều hành của nhóm RPL, người sắp gia nhập nhóm Starship của SpaceX , cho biết: "Aftershock II nổi bật với động cơ nhiên liệu rắn mạnh nhất từng được sinh viên sử dụng và động cơ vỏ composite mạnh nhất do những người nghiệp dư chế tạo".
Vụ phóng phá kỷ lục này là thành công mới nhất đến từ RPL. Vào năm 2019, một nhóm khác đã trở thành nhóm sinh viên đầu tiên phóng tên lửa vượt qua ranh giới Kármán — ranh giới tưởng tượng nơi không gian chính thức bắt đầu. Aftershock II là tên lửa thứ hai do sinh viên chế tạo đạt được cột mốc này.
Nhóm nghiên cứu cũng thiết kế một bộ phận điều khiển mới cho tên lửa, được gọi là Mô-đun độ cao để cảm biến, đo từ xa và phục hồi điện tử (HASMTER), có chức năng theo dõi đường bay của tên lửa và triển khai dù.
Các nhà nghiên cứu giám sát nhóm RPL rất ấn tượng với các sinh viên này, những người nhận được rất ít sự giúp đỡ từ giáo viên.