Kiến nghị hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế trên 200 triệu, doanh nghiệp nợ 1 tỉ

VCCI kiến nghị việc hoãn xuất cảnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với số tiền nợ thuế lớn. Theo đó, đề xuất cá nhân nợ thuế trên 200 triệu, doanh nghiệp nợ 1 tỉ mới bị hoãn xuất cảnh.
Kiến nghị hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế trên 200 triệu, doanh nghiệp nợ 1 tỉ - Ảnh 1.

VCCI kiến nghị việc hoãn xuất cảnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với số tiền nợ thuế lớn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Góp ý cho dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế về ngưỡng tạm Hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh với ông Lương Hoài Nam, tổng giám đốc Bamboo AirwaysSố người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế tăng chóng mặt, lên đến hơn 23.700 người

Các biện pháp như thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng hay cấm xuất cảnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với số tiền nợ thuế lớn.

Nếu áp dụng biện pháp hoãn xuất cảnh trên phạm vi rộng có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế nói chung và làm giảm số thu về dài hạn cho ngân sách.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nâng ngưỡng số tiền nợ thuế để phải áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh lên mức 1 tỉ đồng đối với doanh nghiệp và 200 triệu đồng đối với cá nhân.

Lo ngại việc cơ quan thuế xác định tiền nợ thuế chưa chuẩn xác

Theo VCCI, việc xác định một cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế 10 triệu đồng trên thông tin lưu trữ nội bộ tại cơ quan thuế, chưa phải là một quyết định hành chính đối với người dân.

Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, không ít trường hợp thông tin lưu trữ tại cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn hoặc không đầy đủ dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế chưa thực sự chính xác.

Chỉ khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về thuế và ra quyết định hành chính thuế thì các thông tin này mới được tra soát, đối chiếu và xem xét kỹ lưỡng theo một trình tự thủ tục đầy đủ.

Kết quả của trình tự này là quyết định hành chính thuế trên đó có thể hiện số tiền nợ thuế và thời hạn nợ.

"Việc hạn chế quyền đi lại (xuất cảnh) của người dân là một biện pháp khá nghiêm trọng. Nên biện pháp này cần được thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ hơn, tức là cần có một quyết định hành chính về quản lý thuế do người có thẩm quyền ký ban hành để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Do đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh chỉ áp dụng sau khi đã có quyết định hành chính về quản lý thuế" - VCCI kiến nghị.

Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động mà chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì người đại diện theo pháp luật bị tạm hoãn xuất cảnh bất kể giá trị số tiền thuế là bao nhiêu.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về ngưỡng số tiền thuế còn thiếu trong trường hợp này, ví dụ 3 triệu đồng - bằng với mức lệ phí môn bài cao nhất trong một năm. Vì trên thực tế, có những trường hợp có số nợ thuế rất nhỏ, phát sinh sau khi doanh nghiệp đã dừng hoạt động (như lệ phí môn bài).

Kiến nghị hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế trên 200 triệu, doanh nghiệp nợ 1 tỉ - Ảnh 2.Đề xuất cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh

Bộ Tài chính đề xuất cá nhân nợ thuế 120 ngày từ 10 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh; doanh nghiệp nợ 120 ngày từ 100 triệu đồng thì người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp này.