
Với 88% số trường dự kiến đóng cửa nằm ở các khu vực nông thôn, lo ngại đang gia tăng về khoảng cách trong độ tuổi đi học giữa Seoul và các vùng nông thôn - Ảnh: AFP
Theo báo Korea Times ngày 24-2, ngày càng nhiều trường học ở Hàn Quốc phải đóng cửa trong năm nay vì lượng học sinh trong độ tuổi đi học giảm, xuất phát từ Trường học 'đóng cửa' vì thiếu học sinh, Hàn Quốc tung chính sách khuyến sinh mớiĐỌC NGAY
Có tới 38 trường tiểu học nằm trong số 49 trường ngừng hoạt động trong năm nay. Ngoài ra, có 8 trường trung học cở sở và 3 trường trung học phổ thông cùng chịu chung số phận.
Cùng với đó 112 trường tiểu học trên toàn quốc đã không có học sinh mới nhập học trong năm ngoái.
Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, tính đến tháng 4 năm ngoái, tỉnh Jeolla Bắc dẫn đầu với 34 trường tiểu học không có học sinh mới, tiếp theo là tỉnh Gyeongsang Bắc với 17 trường, tỉnh Gyeongsang Nam với 16 trường, tỉnh Jeolla Nam và Chungcheong Nam mỗi tỉnh có 12 trường, và tỉnh Gangwon có 11 trường không có học sinh mới.
Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.
Tỉ lệ sinh của Hàn Quốc đã đạt mức thấp kỷ lục trên thế giới là 0,72 con/phụ nữ vào năm 2023, so với mức 2 con cần thiết để duy trì dân số ổn định. Chính phủ dự báo dân số sẽ bắt đầu giảm từ năm sau, và sẽ giảm một phần ba trong bốn thập kỷ tới, trong khi lực lượng lao động sẽ giảm một nửa vào năm 2065.
Chính phủ Hàn Quốc đã tìm cách giải quyết vấn đề tỉ lệ sinh trong 20 năm qua, đầu tư hơn 320 tỉ USD vào các biện pháp kích thích tăng trưởng dân số từ năm 2005. Tuy nhiên các nỗ lực này chủ yếu tập trung vào hỗ trợ ngắn hạn như trợ cấp cho các gia đình thu nhập thấp và không giải quyết được gốc rễ vấn đề: thu nhập không ổn định và chi phí nuôi dạy con cao.
Hàn Quốc trở thành quốc gia "siêu già"
Cuối năm 2024, Hàn Quốc đã trở thành "xã hội siêu già" - thuật ngữ do Liên hợp quốc định nghĩa cho những nền kinh tế có hơn 20% dân số từ 65 tuổi trở lên. Đáng chú ý, Hàn Quốc chỉ mất khoảng 7 năm để đạt đến trạng thái này, so với 11 năm của Nhật Bản (quốc gia "siêu già" đầu tiên) và 19 năm của châu Âu với khối 27 nền kinh tế.
Nếu lực lượng lao động của Hàn Quốc tiếp tục giảm, nền kinh tế nước này có thể bắt đầu suy thoái vào năm 2040, so với mức tăng trưởng 2% hiện tại, theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.
"Hàn Quốc đang đối mặt với những thách thức nhân khẩu học lớn nhất thế giới. Chính phủ không hề phóng đại khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhân khẩu học quốc gia vào tháng 6 khi gọi đó là 'khủng hoảng dân số'", chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley tại Hàn Quốc và Đài Loan Kathleen Oh cho biết.
