![]() |
Vỉa hè đoạn trước quán cafe Đèn Dầu phố Ngụy Như Kom Tum bị chiếm dụng làm chỗ để xe máy và bàn cho khách. |
![]() |
Vỉa hè trên phố Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) thành nơi để xe cho khách tới siêu thị. |
![]() |
Vỉa hè đoạn khu đô thị Ao Sào, phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) bị nhà hàng Hoàng Tùng chiếm dụng bày hàng chục bộ bàn ghế và giữ xe máy phục vụ khách ăn uống. |
![]() |
Cơ sở 2 của nhà Hàng Hoàng Tùng trên phố Đạm Phương (Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt) không chỉ chiếm vỉa hè mà còn chiếm cả lòng đường để phục vụ thực khách. |
![]() |
Lòng đường tại Khu đô thị Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) từ lâu đã biến thành bãi xe. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổ Thanh tra xây dựng phường Hoàng Liệt cho biết, do dân số khu vực này lên tới 5 vạn người trong khi hầu hết các tòa chung cư không có hầm đỗ xe nên người dân đành để ngoài đường. Chính quyền dù có xử lý cũng chỉ được 1-2 hôm rồi "đâu lại vào đấy". |
![]() |
Trong khi đó, vỉa hè phố Lê Văn Lương bị nhiều gara ô tô chiếm dụng để rửa xe, đậu đỗ ô tô. |
![]() |
Thậm chí, vỉa hè còn biến thành bãi trông giữ xe trái phép (quận Đống Đa) |
![]() |
Đại diện UBND phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) cho biết, Ban chỉ đạo 197 thường xuyên bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý tình trạng |
Hành vi lấn chiếm không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mà còn tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đối với an toàn và tính mạng của những người lưu thông trên đường. Trong ảnh: Vỉa hè phố Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân bị nhà hàng chiếm dụng phục vụ ăn uống. |
![]() |
Luật sư Đinh Đức Duy (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè lòng đường là vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đến 6 triệu đồng. |