Giải mã tình trạng cứ mưa là biết đường nào ở Bình Dương hóa sông

TPO - Từ đầu mùa mưa đến nay, nhiều tuyến đường ở Bình Dương biến thành “sông” khi trời đổ mưa. Tình trạng “cứ trời mưa, đường thành sông” khiến người dân lo lắng trong quá trình di chuyển. Có nhiều lý do ngập, trong đó phải kể đến việc các tuyến đường đến nay vẫn chưa đầu tư hệ thống thoát nước.

Ghi nhận của phóng viên báo Tiền Phong, những ngày qua, nhiều tuyến đường ở

Tuyến ĐT.744 chưa có hệ thống thoát nước dẫn đến tình trạng dù mưa nhỏ, nước vẫn động lại

Để giải quyết tình trạng ngập úng trên tuyến ĐT.744, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án Xây dựng hệ thống thoát nước. Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Đại diện chủ đầu tư cho biết thêm, cuối tháng 3/2025, dự án đã phát lệnh khởi công, thời gian thi công là 720 ngày. Đến nay, đơn vị thi công đang triển khai thi công lắp đặt cống D800, D1000 thuộc phường An Tây (TP. Bến Cát).

Tuyến đường khác ở Bình Dương cũng được liệt vào bản đồ vị trí ngập khi mưa, đó là ĐT.747. Đây chính là nơi cứ trời mưa lớn, hình ảnh đường ngập, ô tô, xe máy bị nhấn chìm lại xuất hiện trên mạng xã hội và báo đài tại địa phương này.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, hơn 25 năm trước, Bình Dương là tỉnh chủ yếu phát triển nông nghiệp; hệ thống giao thông đa số là đường sỏi đỏ, láng nhựa đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

Từ hiện trạng hạ tầng như trên, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ đã tận dụng các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, trong đó có ĐT.747 theo hình thức BOT.

Thời điểm triển khai các dự án, khu vực chưa phát triển đô thị, dân cư thưa thớt, dọc hai bên tuyến là ruộng, vườn, cây cao su,... nên trong các dự án BOT không có đầu tư dải phân cách, chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống thoát nước dọc đối với các đoạn ngoài khu vực đông dân cư. Cùng với quá trình phát triển đô thị, dọc theo các tuyến đường BOT hiện nay có nhiều nhà dân, công ty, xí nghiệp nên hệ thống mương đất bị sang lấp, làm mất tác dụng, khả năng dẫn dòng, thu thoát nước, từ đó gây ngập cục bộ một số vị trí trên các tuyến đường, trong đó có đường ĐT.741, ĐT.744, ĐT.747.

Clip: Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở Bình Dương, trong đó có tuyến Quốc lộ 13, ĐT.743

Từ năm 2018, Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương) đã làm việc với Công ty Genimex về việc mua lại trạm thu phí để nâng cấp mở rộng đường ĐT.747 đảm bảo đồng bộ hệ thống vỉa hè, cây xanh, thoát nước và chiếu sáng trên tuyến. Phía Công ty Genimex đã thống nhất việc triển khai thực hiện chấm dứt hợp đồng BOT trước hạn (thu phí còn 7 năm), chuyển giao cho Nhà nước quản lý đối với dự án trên. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về việc dùng vốn ngân sách để chấm dứt hợp đồng BOT, do đó chưa thể thực hiện. Trước mắt, ngành chức năng tỉnh Bình Dương tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy thường xuyên để hạn chế ngập khi mưa.

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, hôm qua (23/5), ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã thực địa tại các vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa.

Giải mã tình trạng cứ mưa là biết đường nào ở Bình Dương hóa sông ảnh 3

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương khảo sát tại các vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng

Sau khi khảo sát thực tế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy, đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước, nhằm xóa sổ các điểm ngập.

Lý do hầm chui ở cửa ngõ TPHCM ngập nặng sau mưa
Lý do hầm chui ở cửa ngõ TPHCM ngập nặng sau mưa
Hồ thủy lợi lớn nhất nước xả tràn, Bình Dương dự báo mưa lớn và ngập úng
Hồ thủy lợi lớn nhất nước xả tràn, Bình Dương dự báo mưa lớn và ngập úng