Giải mã bệnh cường giáp - không còn là 'án chung thân' nếu tuân thủ điều trị

TPO - Basedow là bệnh cường giáp phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Hiểu biết chưa đúng về bệnh khiến nhiều người điều trị sai cách, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ, TS. Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa khoa Nội tiết và Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) giải mã căn bệnh này.

Basedow là một bệnh lí khá phổ biến, bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về căn bệnh này?

Tuyến giáp, nằm ở phía trước cổ, có chức năng tiết ra hai hormone quan trọng là Thyroxin (T4) và Tri-iodothyronin (T3). Những hormone này đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người bị bệnh Basedow, tuyến giáp sản xuất quá mức các hormone này, dẫn đến tình trạng

TS.BS Nguyễn Quang Bảy thăm khám cho bệnh nhân tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu

Thông thường, sau 4-6 tuần điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Basedow sẽ giảm rõ rệt, và bác sĩ sẽ bắt đầu giảm dần liều thuốc kháng giáp cho bệnh nhân. Sau mỗi 1-2 tháng, người bệnh cần tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều thuốc, bất kể bệnh có đáp ứng tốt với điều trị hay không. Việc không tái khám và tiếp tục sử dụng liều thuốc kháng giáp cũ trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ cao bị suy giáp (nồng độ hormone tuyến giáp trong máu quá thấp). Các triệu chứng của suy giáp bao gồm tăng cân nhanh, chậm chạp, sợ lạnh, táo bón, hay buồn ngủ, nhịp tim chậm hoặc bướu cổ to ra. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh nên đi khám lại ngay.

Tốt nhất, bệnh nhân nên khám, điều trị và theo dõi bệnh Basedow tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị bằng đông y hoặc dán cao, vì những phương pháp này chắc chắn không có tác dụng mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả xấu. Người bệnh cũng không nên điều trị phẫu thuật hoặc iod phóng xạ khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị mà bác sĩ nhắc tới có những tác dụng phụ gì, thưa ông?

Nhìn chung, điều trị nội khoa có rất ít tác dụng phụ. Một số bệnh nhân có thể bị ngứa hoặc nổi ban trên da, nhưng thường sẽ hết sau khi ngừng thuốc. Nếu bệnh nhân bị sốt hoặc viêm họng nặng trong những tuần đầu uống thuốc kháng giáp, thì nên ngừng thuốc và đi khám ngay lập tức vì có thể bị tụt bạch cầu do thuốc. Sau khoảng 1-2 tháng điều trị, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan.

Khoảng 50-60% bệnh nhân sẽ được chữa khỏi sau một đợt điều trị kéo dài từ 12-24 tháng. Gần đây có một số nghiên cứu cho thấy thời gian điều trị nội khoa có thể kéo dài tới 5 năm, nếu kháng thể TRAb vẫn cao. Cơ hội chữa khỏi sẽ thấp hơn nếu bệnh nhân đã từng không đáp ứng hoặc thất bại với điều trị trước đó, hoặc nếu bướu cổ quá to, hoặc uống thuốc không đều, hay bị stress. Khoảng 40-50% bệnh nhân có thể bị tái phát. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc iod phóng xạ. Cả hai phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Một câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đó là phụ nữ đang điều trị Basedow có thể mang thai được không, thưa bác sĩ?

Những bệnh nhân bị cường giáp nặng thường gặp rối loạn kinh nguyệt và khó có thai. Chúng tôi khuyến cáo nên trì hoãn việc mang thai ít nhất cho đến khi nồng độ hormone giáp trở về bình thường, vì khi nồng độ hormone giáp còn cao, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu phụ nữ có thai ngoài ý muốn trong thời gian này thì không nhất thiết phải bỏ thai. Các thuốc kháng giáp hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc ở liều thấp nhất có thể trong suốt thời gian mang thai.

Xin bác sĩ cho biết người bệnh Basedow cần kiêng những loại thức ăn nào?

Có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều iod, như hải sản và rong biển, có thể làm tăng nguy cơ tái phát

Dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin
Xử nghiêm nạn thuốc giả, thực phẩm bẩn: Tăng nặng mức phạt
Xử nghiêm nạn thuốc giả, thực phẩm bẩn: Tăng nặng mức phạt