
Ước tính mỗi năm người Việt chi 49.000 tỉ đồng mua thuốc lá - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Gánh nặng kinh tế và sức khỏe
Theo thống kê của Bộ Y tế, với hơn 15 triệu người hút thuốc, Việt Nam hiện nằm trong số các quốc gia có số lượng người hút thuốc cao nhất thế giới.
Bà Phan Thị Hải - phó giám đốc Quỹ phòng chống Thuốc lá điện tử vẫn tràn lan bất chấp lệnh cấm
"Nếu mỗi bao thuốc giá bán lẻ 10.000 đồng thì giá xuất xưởng chỉ khoảng 3.900 đồng.
Việc tăng thuế từ 70% lên 75% giá xuất xưởng sẽ làm giá tăng 220 đồng. Người bán lẻ có thể cùng tăng giá và sẽ làm giá tăng lên khoảng 300 đồng (3%).
Tuy nhiên lạm phát trung bình là 4%, và thu nhập tăng trung bình là 5%. Vì vậy việc tăng thuế có tác động, nhưng rất ít tới tiêu dùng trong các năm đó", bà Hải phân tích rõ.
Theo chuyên gia này để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, cần cải cách chính sách thuế thuốc lá theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn.
Tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến nghị Việt Nam áp dụng một hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp với thuốc lá, bằng cách bổ sung thuế tuyệt đối bên cạnh mức thuế theo tỉ lệ hiện hành với mức tăng thuế tuyệt đối là 5.000 đồng/bao vào năm 2026; 7.500 đồng/bao vào năm 2027; 10.000 đồng/bao vào năm 2028; 12.500 đồng/bao vào năm 2029 và 15.000 đồng/bao vào năm 2030, bên cạnh thuế tỉ lệ 75%.
Phương án này sẽ giúp tăng tỉ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá lên mức 65,3% vào 2030 - gần đạt mức khuyến nghị của WHO.
Giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở nam và nữ giới trưởng thành lần lượt xuống dưới 36% và 1% - đạt mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đặt ra vào năm 2030; đồng thời tăng đáng kể nguồn thu thuế thuốc lá hằng năm cho ngân sách nhà nước.
