Đừng bỏ học để khởi nghiệp, không có việc nhẹ lương cao

Các doanh nhân lưu ý với sinh viên, con đường khởi nghiệp không phải là giấc mơ viển vông, mà là hành trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thái độ đúng đắn.
khởi nghiệp - Ảnh 1.

Các diễn giả tham gia diễn đàn "Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ" - Ảnh: THU HIỀN

Diễn đàn "Cảm hứng

Ông Hồ Minh Hoàng - chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả - trao đổi với sinh viên tại diễn đàn khởi nghiệp

Không có chuyện "việc nhẹ lương cao"

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ mở ra cơ hội lớn cho thế hệ trẻ.

Theo bà Chi, học sinh - sinh viên đang sở hữu những lợi thế quý giá là tuổi trẻ, trí tuệ, sức khỏe và thời gian. Đồng thời khuyến khích các bạn trẻ giữ gìn vẻ đẹp trí tuệ, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhưng thiết thực, từng bước hiện thực hóa hoài bão, đồng thời xây dựng hệ giá trị đạo đức và văn hóa trong quá trình lập nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, học sinh - sinh viên Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các giá trị hiện đại của thế giới: từ khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho đến những ngành kỹ thuật tiên tiến như vi mạch, bán dẫn.

Cựu sinh viên báo chí đoạt giải nhất khởi nghiệp văn chương 2024Đề xuất cơ chế 'một cửa' cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCMDạy trẻ sáng tạo, sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Đây là nền tảng để tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất lao động, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng GDP, cải thiện kinh tế - xã hội không chỉ cho xã hội, đất nước.

"Nhà trường sẽ trang bị cho các bạn kiến thức về kinh doanh. Nhưng bản thân các bạn phải tạo dựng cho mình một nền tảng giá trị văn hóa, đạo đức vững chắc. Không có chuyện ‘việc nhẹ lương cao’, mọi thành công đều phải đánh đổi bằng sự nỗ lực, đổ mồ hôi và vất vả", bà Chi lưu ý.

Theo ông Trần Nam Tú - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo), diễn đàn không chỉ chia sẻ những câu chuyện thành công, mà còn là nơi lan tỏa tinh thần vượt khó, khơi dậy lòng can đảm, đam mê và khát vọng bước ra khỏi vùng an toàn.

Ông Tú cho rằng trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ bởi cách mạng số và trí tuệ nhân tạo, cần một thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm, tiên phong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Cần xây dựng môi trường đại học thành môi trường của học thuật, nghiên cứu và sáng tạo. Bà lưu ý học sinh sinh viên nên xây dựng hệ giá trị khởi nghiệp vững chắc và sẵn sàng đối mặt với rủi ro.

khởi nghiệp - Ảnh 3.

Sinh viên giao lưu với các diễn giả tại diễn đàn khởi nghiệp

Đề xuất tư vấn hướng nghiệp cá nhân hóa cho học sinh

Cùng ngày, hội thảo "Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm" đã thu hút nhiều chuyên gia.

Hội thảo cũng nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 7, đồng thời là hoạt động tổng kết đề án 1665 của Chính phủ về "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025".

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, năm 2025 là thời điểm mang tính chuyển đổi sâu sắc, đánh dấu một hành trình đổi mới tư duy và hành động của thế hệ trẻ.

Bà Chi cho rằng khởi nghiệp bắt đầu từ việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm, giúp học sinh định hướng đúng đắn và khai phá tiềm năng của bản thân. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.

khởi nghiệp - Ảnh 4.

Hội thảo "Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm" đã thu hút nhiều chuyên gia

Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông Đỗ Đức Quế cho biết giai đoạn 2020 - 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông. Năm học 2024 - 2025 là mốc hoàn thành chu kỳ đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sau quá trình tổng kết, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các kế hoạch phát triển chương trình một cách bài bản, sâu sắc và hiệu quả hơn, trong đó hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và giáo dục khởi nghiệp tiếp tục là những trụ cột quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện.

Nhiều giải pháp đã được đề xuất tại hội thảo. TS Lê Thị Duyên - Trường đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) - kiến nghị xây dựng cơ chế hợp tác cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và khởi nghiệp.

TS Vũ Đình Bảy - phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM - đề xuất phương pháp tư vấn hướng nghiệp cá nhân hóa, phù hợp với đặc điểm, năng lực và nguyện vọng của từng học sinh.

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả: Đừng suy nghĩ viển vông, bỏ học để khởi nghiệp - Ảnh 5.125 dự án vào chung kết ý tưởng sinh viên khởi nghiệp 2025, ai sẽ đoạt giải?

Hơn 775 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp năm 2025, lần đầu tiên có sự tham gia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề