Đề xuất 'bật chế độ ưu tiên' thông quan hàng công nghệ cao

TPO - Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp công nghệ cao

Dự thảo Luật

Dự thảo đề xuất áp dụng chế độ ưu tiên với hàng hóa trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn.

Về mặt thủ tục, dự thảo luật đề xuất cho phép doanh nghiệp khai trước tờ khai hải quan và nhận kết quả phân luồng trước khi hàng đến cảng nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hải quan và các bộ, ngành khác như nông nghiệp, y tế, công thương, tạo điều kiện xử lý một cửa đối với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, đẩy mạnh số hóa chứng từ, dữ liệu logistics, từ khâu đăng ký tờ khai đến thanh toán, kiểm tra sau thông quan.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định mới cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao được hưởng cơ chế thử nghiệm chính sách (sandbox) trong thủ tục hải quan, giúp thử nghiệm sản phẩm và công nghệ mới trong khuôn khổ kiểm soát rủi ro của nhà nước.

Đáng chú ý, dự thảo cam kết rút ngắn thời gian thông quan xuống mức tương đương các nước ASEAN-4, cụ thể: Hàng xuất khẩu không quá 36 giờ, hàng nhập khẩu không quá 48 giờ trong điều kiện thông thường.

Tránh tình trạng "trên thông, dưới tắc"

Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trần Thị Thùy Linh - giám đốc điều hành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TPHCM - cho biết, hiện nay tỷ lệ tờ khai luồng vàng của doanh nghiệp vẫn chiếm 20-30% tờ khai. Trong khi đó, thủ tục hải quan của Việt Nam vẫn còn rườm rà, nhiều điểm nghẽn nằm ở kiểm tra chuyên ngành và thiếu đồng bộ hệ thống số giữa các bộ, ngành khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện thủ tục.

So với các nước trong khu vực ASEAN, thời gian thông quan của hàng hóa Việt Nam chậm hơn 1,5-3 lần so với các nước đi đầu. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.

“Nếu doanh nghiệp được khai báo trước, xử lý phân luồng sớm và rút ngắn thời gian chờ hàng tại cảng, chi phí logistics có thể giảm từ 10-15%. Doanh nghiệp mong muốn đẩy mạnh cơ chế hậu kiểm, đồng thời rút ngắn thời gian phản hồi các thủ tục hải quan xuống dưới 2 giờ làm việc, đặc biệt tại các cảng lớn như Hải Phòng, Cát Lái…”, bà Linh cho hay.

Đề xuất 'bật chế độ ưu tiên' thông quan hàng công nghệ cao ảnh 2

Việc thực hiện thủ tục hải quan hiện ở Việt Nam còn mất nhiều thời gian.

Ông Nguyễn Tương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) - cho hay, theo khảo sát hiện nay, trung bình chi phí tuân thủ thực hiện một thủ tục hành chính trung bình xuất khẩu của Việt Nam là 2,01 triệu đồng, nhập khẩu là 6,1 triệu đồng. Thời gian trung bình để thực hiện một thủ tục giao dịch là 14,9 giờ, trong đó thời gian làm các thủ tục kinh doanh tại cảng để lấy hàng mất 7,1 giờ, chiếm 46,7% tổng thời gian.

Việc xử lý thủ tục kéo dài đến từ sự thiếu đồng bộ giữa cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống kiểm tra chuyên ngành, gây chậm trễ và khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, theo ông Tương để thúc đẩy nhanh thời gian thông quan cần áp dụng một tiêu chuẩn dữ liệu dùng chung giữa các bộ, ngành liên quan để thống nhất hệ thống, hỗ trợ giải phóng hàng và xử lý kiểm tra chuyên ngành.

Đặc biệt, trong dự thảo

Không chấp hành chỉ đạo của cấp trên, một cục phó hải quan bị kỷ luật
Nghi vấn 'làm luật' ở Hải quan Nội Bài: Đình chỉ 4 công chức
Nghi vấn 'làm luật' ở Hải quan Nội Bài: Đình chỉ 4 công chức
Hàng hóa nhập khẩu tại cảng Cát Lái
Kiểm điểm, kỷ luật lại 29 cán bộ Hải quan vụ 213 container mất tích