Công cụ chia sẻ rủi ro
Chúng ta không thể ngồi chờ chính sách từ trên xuống. Muốn có chính sách, trước hết phải có mô hình thực tế để minh chứng. Hãy bắt đầu từ các mô hình HTX đủ điều kiện, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để thí điểm, từ đó tạo căn cứ xây dựng chính sách chính thức,” bà Vân cho biết.
“Bảo hiểm không dành cho những người ‘thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào’. Sản xuất phải ổn định, có kỷ luật thì mới có thể triển khai bảo hiểm hiệu quả”, bà Vân thẳng thắn chỉ rõ.
![]() |
Bảo hiểm Agribank đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh
Theo ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên HĐQT Bảo hiểm Agribank, các HTX cần được đặt trong chuỗi liên kết sản xuất, có sự tham gia chặt chẽ của ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, đơn vị cung ứng đầu vào, đầu ra và cả hệ thống quản lý nhà nước. Trong đó, bảo hiểm trở thành một “mắt xích” không thể thiếu, bảo vệ toàn diện: cây trồng, vật nuôi, tài sản, sức khỏe và thu nhập của thành viên HTX.
Bảo hiểm Agribank đề xuất chương trình bảo hiểm cho các HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với 5 nhóm giải pháp cụ thể nhằm triển khai bảo hiểm nông nghiệp. Đó là xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong nông nghiệp, trong đó HTX là hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm là một thành tố. Xây dựng chương trình bảo hiểm tổng thể, không chỉ bảo vệ cây trồng, vật nuôi mà cả tài sản, con người – yếu tố nền tảng của sản xuất nông nghiệp. Phối hợp chia sẻ phí bảo hiểm giữa ngân sách Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và HTX – để người dân giảm gánh nặng tài chính. Tận dụng vai trò của ngân hàng thương mại như Agribank, kết hợp tín dụng và bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nông nghiệp. Thành lập quỹ dự phòng rủi ro tại địa phương, dùng để hỗ trợ phần tổn thất vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
![]() |
Những kiến nghị này hướng đến xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp toàn diện, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Từ thí điểm đến chính sách – cần sự đồng hành bền vững
Bảo hiểm nông nghiệp không còn là khái niệm xa vời, mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong quản trị rủi ro và phát triển nông nghiệp hiện đại.
Tính đến tháng 4/2025, tỉnh Quảng Ninh đã có 1.087 HTX, trong đó 768 HTX nông nghiệp (chiếm hơn 70%), tạo việc làm cho gần 75.000 lao động (chiếm 10,9% lực lượng lao động toàn tỉnh) – minh chứng cho định hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế hợp tác.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Đức Ấn – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, thực tiễn gần đây như hậu quả nặng nề từ cơn bão số 3 - Yagi năm 2024 đã phơi bày rõ những lỗ hổng trong việc quản trị rủi ro tại các HTX.
![]() |
“Phần lớn các HTX bị thiệt hại đều không nhận được hỗ trợ cần thiết do thiếu đồng bộ trong quản lý, cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật.” ông Ấn nêu rõ.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh sự cấp thiết phải xây dựng chính sách bảo hiểm riêng cho HTX, đề nghị Liên minh HTX tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo hiểm Agribank để thiết kế các sản phẩm phù hợp với đặc thù từng ngành hàng. Trước mắt cần ưu tiên cho các lĩnh vực có thế mạnh như thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Tại Quảng Ninh, nơi HTX đang trên đà phát triển mạnh mẽ, bảo hiểm cần được triển khai song hành với quy trình sản xuất và tín dụng – để hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, bền vững.
Và để bảo hiểm không chỉ là giấy tờ, mà trở thành “tấm khiên” vững chắc bảo vệ sinh kế, cần một điều kiện tiên quyết – sự tự giác và cam kết thực chất từ chính các HTX và người nông dân.