
Một tiết học toán của học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10, TP.HCM. Đây là trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày - Ảnh: NHƯ HÙNG
Bài viết "Học 2 buổi, đóng thêm tiền, có khác gì Trường tiểu học mở 'câu lạc bộ' môn học nói đã ngưng thu tiềnĐỌC NGAY
Bởi cách kiểm tra, đánh giá bằng điểm số ở các môn học cùng đích đến cao hơn về thành tích phải đạt, danh hiệu phải duy trì sẽ khiến học sinh trung học quay cuồng cùng lịch học dày đặc từ sáng đến chiều rồi lại loay hoay cùng các lớp học thêm đến tối muộn.
Chúng ta không phủ nhận lợi thế của việc dạy học tăng cường các môn văn hóa ở trường hay các lớp năng khiếu giúp khơi dậy tiềm năng.
Nhưng việc xếp lịch học dày đặc ở trường suốt cả ngày dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, biếng học.
Niềm vui trong học tập sẽ hao mòn theo ngày dài đối diện với kiến thức, đánh vật với bài tập.
Ngăn ký ức tuổi xanh của trẻ sẽ chỉ in hằn ký ức học, học và học!
Chúng ta vẫn kêu gọi giảm tải áp lực học hành đeo mang trên vai con trẻ.
Chúng ta luôn mong ước trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, vui chơi vừa phải để trưởng thành và lớn khôn một cách khỏe mạnh về trí lực, thể lực, tâm lực.
Chúng ta lắm lúc tự hỏi trẻ "có lớn mà chẳng có khôn" vì thiếu hụt trầm trọng kiến thức thực tế, kinh nghiệm thực tiễn…
Lịch học 2 buổi/ngày sẽ cột chặt các em vào lịch học kín mít ở trường, rồi tối muộn lại "cày cuốc" ở các "lò luyện" hòng đỗ đạt vào trường tốp, lớp chuyên.
Lứa tuổi trung học đầy biến động về tâm sinh lý cần hơn hết những hoạt động kết nối với người thân, với cộng đồng một cách chất lượng, hiệu quả để định hình lý tưởng sống, giá trị sống.
Nhồi nhét các em vào cỗ máy học chỉ e rằng sẽ để lại nhiều hệ lụy.
Mong lắm thay quyết sách dạy 2 buổi/ngày đối với học sinh THCS và THPT sẽ được điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận, niềm tin của phụ huynh và cởi trói áp lực cho học sinh và cả giáo viên.
