
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Pan đã ký kết biên bản hợp tác tại hội thảo - Ảnh: C. TUỆ
Ngày 9-5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Pan tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về đổi mới
Giống lúa được trưng bày bên lề hội thảo - Ảnh: C. TUỆ
Giống cây trồng là điểm khởi đầu của mọi chuỗi giá trị
Bà Nguyễn Thị Trà My - tổng giám đốc Tập đoàn Pan - cho rằng chọn tạo giống cây trồng là nền tảng của nông nghiệp, đây chính là điểm khởi đầu của mọi chuỗi giá trị.
"Việc kết nối và chia sẻ tri thức giữa các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong các lĩnh vực như quản lý, khai thác nguồn gene, phát triển công nghệ chọn tạo giống mới trong nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng. Từ đó giải quyết những thách thức đang gặp phải trong lĩnh vực chọn tạo giống" - bà My nói.
Theo ông Nguyễn Đình Trung - phó tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, doanh nghiệp có nhiều lợi thế về tài chính, cơ sở vật chất hiện đại, khả năng định hướng nghiên cứu linh hoạt theo nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít thách thức như thiếu nguồn gene quý, hạn chế nhân lực có trình độ chuyên sâu, thời gian nghiên cứu dài, chi phí cao.
"Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách như hỗ trợ đào tạo nhân lực, thúc đẩy hợp tác công - tư (PPP), đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ và nguồn gene tiên tiến để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ giống cây trồng.
Những chính sách này không chỉ giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu giống mới mà còn góp phần tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam" - ông Trung nói.
