Công bố hơn 2.000 bài báo trên hệ thống WoS/Scopus
Ngày 27/3,
Ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đối thoại chính sách khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo với các nhà khoa học
Chính sách hỗ trợ tài chính cho cán bộ khoa học xuất sắc của ĐHQGHN đã thu hút 50 cán bộ với 208 công trình vượt trội, gồm 144 bài báo (2 bài thuộc Top 1%, 19 bài Top 5%, 64 bài Q1, 59 bài Q2) và 64 đơn sở hữu trí tuệ.
ĐHQGHN có 45 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm 28 nhóm nghiên cứu cơ bản, 15 nhóm nghiên cứu ứng dụng và 2 nhóm định hướng thương mại hóa, khởi nghiệp. Các nhóm này đáp ứng các tiêu chí tương đương nhóm nghiên cứu mạnh cấp Nhà nước, hướng tới sản phẩm KH&CN chủ lực, mang thương hiệu ĐHQGHN.
Mạnh tay chi 100 tỷ đồng
Năm 2025, ĐHQGHN dự kiến đầu tư 100 tỷ đồng vào các hướng nghiên cứu ưu tiên như: AI & IoT, công nghệ bán dẫn, sinh học nông nghiệp - y tế, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ môi trường, hóa học, vật liệu tiên tiến, năng lượng và lượng tử; phát triển mới 5 viện nghiên cứu gồm: Viện Trí tuệ nhân tạo, Viện Công nghệ bán dẫn, Viện Tế bào gốc, Viện Công nghệ môi trường và Viện Nghiên cứu lượng tử, hướng tới trở thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc.
ĐHQGHN cũng đang đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng với tổng diện tích 22,9 ha tại khu nghiên cứu liên ngành, nhằm hình thành tổ hợp nghiên cứu công nghệ cao, phục vụ phát triển các sản phẩm KH&CN có tính ứng dụng và thương mại hóa cao.
![]() ![]() ![]() |
Các đại biểu thảo luận về các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo tại ĐHQGHN. |
Các nhà khoa học tập trung thảo luận về các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo tại ĐHQGHN, trong đó nhấn mạnh vai trò của khoa học cơ bản, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số.
PGS.TS Trần Quốc Bình - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - đề xuất cần chủ động

