
Bảo hiểm xe cơ giới (ô tô, xe máy) là sản phẩm chủ lực của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có VNI (nay là BDV) - Ảnh minh họa: AI
Dính nhiều sai phạm
Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ra quyết định Hạn bồi thường bảo hiểm là 1 tháng nhưng VNI ‘ngâm’ tới hơn 1 nămĐỌC NGAY
Cũng trong năm 2025, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã công bố kết luận thanh tra đối với hãng bảo hiểm, chỉ ra hàng loạt vi phạm ở giai đoạn 2023.
Doanh nghiệp chậm trễ trong chi trả bồi thường. Có trường hợp bị “ngâm” tới hơn 600 ngày mới được nhận tiền, trong khi theo quy định trong vòng 15-30 ngày.
Doanh nghiệp còn sai phạm khi chi trả bồi thường thấp hơn quy định. Chẳng hạn, hãng bảo hiểm chỉ bồi thường 30 triệu đồng khi nạn nhân tử vong.
Trong khi theo quy định, số tiền bồi thường tử vong là 150 triệu đồng, hoặc theo thỏa thuận giữa chủ xe và người bị thiệt hại là 110 triệu đồng.
Thêm vào đó doanh nghiệp còn có sự bất nhất trong báo cáo và thực tế ở nhiều hồ sơ quan trọng. Chưa tuân thủ đúng các quy định về mẫu biểu báo cáo, tiếp nhận thông tin tai nạn qua đường dây nóng và thời hạn cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.
Đổi tên thương hiệu để thuận lợi làm ăn, bảo hiểm xe cơ giới góp doanh thu lớn nhất
Mới đây Bảo hiểm VNI thông báo chính thức đổi tên thương hiệu thành Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo hiểm DBV, được Bộ Tài chính thông qua vào đầu tháng 5-2025.
Phía doanh nghiệp cho biết với sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Bảo hiểm DBI (Hàn Quốc, cổ đông chiến lược sở hữu 75% vốn), doanh nghiệp sẽ tận dụng những lợi thế vượt trội để thúc đẩy phát triển kinh doanh.
“Việc đổi tên thương hiệu không chỉ là sự thay đổi về hình ảnh, mà còn là cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi mạnh mẽ của công ty”, ông Lê Tuấn Dũng - chủ tịch hội đồng quản trị Bảo hiểm DBV - khẳng định.
Về kế hoạch năm 2025, hãng đặt mục tiêu tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 3.760 tỉ đồng, tăng 30% so với năm ngoái. Hai nghiệp vụ chủ lực gồm bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong năm 2024, doanh nghiệp gặt hái tổng doanh thu bảo hiểm gốc 2.895 tỉ đồng, hoàn thành hơn 106% kế hoạch đặt ra trước đó, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng bảo hiểm xe cơ giới đóng góp hơn 1.800 tỉ đồng, chiếm trên 62% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có doanh số từ bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản kỹ thuật và hàng hải. Trừ các chi phí, lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 180 tỉ đồng (+36%).
Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới được xem là “mỏ vàng” của các doanh nghiệp khối phi nhân thọ, nhờ nguồn thu lớn và nhiều bất cập trong bồi thường vẫn tồn tại. Thay vì được bảo vệ quyền lợi, nhiều khách hàng phải đối mặt thủ tục rườm rà, thậm chí bị cắt xén tiền bồi thường.
Không chỉ riêng khách hàng ở Bảo hiểm VNI (tên mới DBV), theo kết luận từ Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tình trạng “ăn chặn” tiền bồi thường cũng diễn ra ở Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (góp vốn bởi Bảo hiểm Bảo Minh - Việt Nam, Sompo Japan - Nhật Bản và KB Insurance - Hàn Quốc).
Kết luận thanh tra được công bố vào năm 2025 chỉ ra nhiều sai phạm ở giai đoạn 2023 của Bảo hiểm Liên Hiệp. Cụ thể, doanh nghiệp bị phát hiện đã tự ý giảm số tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng, trái quy định pháp luật.
Nổi bật có trường hợp gặp tai nạn giao thông và yêu cầu bồi thường, nhưng công ty chỉ chi trả khoảng 20 triệu đồng, thấp hơn một nửa so với quy định, với lý do khách “va chạm với bên thứ ba, không có hồ sơ công an”.
Có hồ sơ khác, công ty đưa ra lý do khấu hao tài sản, tự tiện trừ 15% tiền bồi thường cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp công ty còn viện cớ “cắn” bớt tiền bồi thường, hoặc có khi còn không thèm nêu bất kỳ lý do nào, khách âm thầm chịu thiệt.
