Đại biểu: Giáo viên giảm thời gian cho gia đình để dạy thêm, tăng thu nhập không có gì sai trái

Đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng cần nhìn nhận vấn đề học thêm xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội, học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn tất cả quy cho giáo viên ép buộc trong vấn đề dạy thêm.
dạy thêm - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Khánh Thu - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 6-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo

Quang cảnh phiên thảo luận - Ảnh: GIA HÂN

Điều quan trọng nhất là cần chống khía cạnh tiêu cực của dạy thêm, học thêm

Nêu ý kiến sau đó, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho hay cần nhìn nhận vấn đề học thêm phải xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội, của học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn tất cả quy việc giáo viên ép buộc trong vấn đề học thêm.

Bà cho rằng nhiều học sinh vẫn tự nguyện ra trung tâm học thêm tiếng Anh, tự nguyện đi học thêm các môn văn hóa khác như âm nhạc, mỹ thuật, thậm chí các ngôn ngữ khác, nên đây là nguyện vọng chính đáng.

Theo bà Thu, khi có nhu cầu của học sinh, gia đình thì giáo viên cũng mong muốn, nhu cầu có thêm thu nhập và họ chọn cách đi làm thêm là dạy thêm. Thu nhập của giáo viên ở đây hoàn toàn chính đáng, phù hợp.

Bà chỉ rõ, sau 8 tiếng dạy ở trên lớp, ở trường, giáo viên hoàn toàn có thể bỏ công sức ra để dạy thêm.

"Việc các giáo viên từ bỏ thời gian cho gia đình để làm thêm công việc liên quan đến chuyên môn và mang lại lợi ích, tăng thêm thu nhập, tôi nghĩ không có gì sai trái cả. 

Còn điều quan trọng nhất là cần chống khía cạnh tiêu cực.

Đó là việc lợi dụng chuyện này để ép buộc học sinh đi học thêm, khi đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực khác", bà Thu nêu rõ.

Có bằng cử nhân và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, mở lớp dạy thêm ở nhà được không?ĐỌC NGAY

Bà nhấn mạnh bản thân không chấp nhận chuyện giáo viên ép buộc để dạy thêm và trục lợi từ dạy thêm.

Nhưng rõ ràng cần phải có một quy định làm sao để tổ chức các hoạt động này một cách chính thống như một loại hình dịch vụ khác và có nề nếp, có quy định. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế được tiêu cực.

Từ đó bà đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi quy định của dự luật về những việc không được làm của nhà giáo, từ "ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức" thành "cấm tham gia dạy học thêm trái quy định của pháp luật".

Bởi theo đại biểu Thu, quy định không ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức đã được quy định trước đến nay song việc hạn chế dạy thêm, học thêm không đạt được hiệu quả.

Có rất nhiều hình thức không ép buộc nhưng học sinh vẫn phải học thêm, bởi chương trình học hiện nay đang gây áp lực rất lớn cho học sinh, nhất là bậc tiểu học.

Do vậy, bà khẳng định việc luật hóa cấm dạy thêm, học thêm tự phát là cần thiết.

Bà đề nghị có thể quy định giao Chính phủ hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ quy chế dạy thêm, học thêm theo hướng công khai như các trung tâm và xây dựng các quy chế đặc thù để hạn chế việc dạy thêm, học thêm tự phát tràn lan, tránh lãng phí, không cần thiết.

Đại biểu: Giáo viên từ bỏ thời gian cho gia đình để dạy thêm, tăng thu nhập không có gì sai trái - Ảnh 3.Hướng dẫn chi tiết các hình thức để người dân góp ý sửa Hiến pháp

Người dân có thể góp ý trực tiếp về sửa Hiến pháp trên VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề