Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.
Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi - Ảnh 1.

Nữ giáo sư toán học Hoàng Xuân Sính cầm trong tay bản luận án tiến sĩ được viết từ những thiếu thốn, khó khăn trong thời chiến, tại văn phòng của bà ở Trường đại học Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: AFP

Tháng 12-1972, khi máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ đang ồ ạt ném bom xuống Hà Nội và các vùng lân cận trong chiến dịch ném bom đêm Giáng sinh (hay Giáo sư Hoàng Xuân Sính và bản luận án tiến sĩ viết tay giữa bom đạn B-52 - Ảnh 2.Nữ giáo sư Ukraine đoạt 'Nobel toán học' FieldsĐỌC NGAY

Dù bom đạn luôn rình rập, nhà toán học người Pháp vẫn ở lại mảnh đất hình chữ S gần một tháng, với niềm tin phải sát cánh cùng các học giả, đồng nghiệp đang nỗ lực học tập và nghiên cứu trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

“Ông ấy là một giáo viên rất giỏi. Ông biết cách biến những điều rắc rối thành đơn giản đến không ngờ”, bà Sính nhớ lại người thầy đến từ nước Pháp.

Vào thời điểm đó, Trường đại học Sư phạm Hà Nội được phân tán ở nhiều ngôi làng tại nông thôn để tránh bom. Cả ông Grothendieck, bà Sính cùng các sinh viên đã sống cùng gia đình những người nông dân, không có điện hay nước máy.

“Nhà nhỏ nhưng họ vẫn dành một góc riêng cho chúng tôi, vừa đủ để kê một chiếc bàn làm việc”, bà Sính mỉm cười khi nhớ lại.

Sau khi đề xuất đề tài luận án và được Grothendieck chấp thuận, bà và ông bắt đầu hành trình tám năm ròng viết luận án mà không có thư viện hay máy đánh chữ.

Khi Grothendieck rời Việt Nam, ông gửi về hai bức thư hướng dẫn ngắn gọn.

Bản luận án viết tay trong khói bom

Ban ngày dạy học, đêm về bà Sính lại âm thầm viết luận án dưới ánh đèn dầu.

Khi đó bà vẫn luôn ao ước có một chiếc đèn pin để có thể ngồi học trong màn chống muỗi, bởi thời điểm đó chỉ có đèn dầu - loại đèn rất dễ gây cháy.

Luận án hoàn tất cuối năm 1972, giữa “mưa bom B-52”, nhưng mãi đến tháng 5-1975, sau ngày đất nước thống nhất, bà mới bảo vệ thành công luận án tại Đại học Paris Diderot (Pháp).

Đặc biệt, nhờ sự can thiệp của ông Grothendieck, trường đã chấp nhận bản luận án viết tay của bà. Có lẽ đây cũng chính là bản luận án tiến sĩ đầu tiên được viết hoàn toàn bằng tay mà nhà trường nhận được.

“Giấy viết, thứ tưởng chừng bình thường, cũng hóa thành món xa xỉ giữa mưa bom”, bà cười nhẹ khi nhớ lại một thời gian khổ.

Trong hội đồng chấm luận án còn có nhà toán học danh tiếng Laurent Schwartz, người từng giành Huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất ngành toán.

Ngày nay tại hành lang Trường đại học Thăng Long - nơi bà sáng lập năm 1988, chân dung hai nhà toán học Grothendieck và Schwartz vẫn được treo trang trọng.

Mỗi tuần một lần, bà lại trở về thăm trường, cho chim bồ câu ăn và dạo bước trong khuôn viên ngập tràn kỷ niệm...

Giáo sư Hoàng Xuân Sính và bản luận án tiến sĩ viết tay giữa bom đạn B-52 - Ảnh 3.Toàn cầu chỉ 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua

Các giải thưởng danh giá về toán học như Huy chương Fields, Giải Abel và Giải Breakthrough (đột phá) chủ yếu được trao cho nam giới.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề