Cú sốc thuế Mỹ và chiến lược thích ứng đa hướng - đa tầng - dài hạn

TPO - Theo giới chuyên gia, dưới áp lực mức thuế quan 46% từ Mỹ, Việt Nam cần thích ứng linh hoạt bằng chiến lược đa hướng - đa tầng - dài hạn. 

Tác động trực tiếp, gián tiếp

Ngày 2/4 (giờ Mỹ, tức ngày 3/4 giờ Việt Nam), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố

Việt Nam đang đối mặt với một bước ngoặt quan trọng, đòi hỏi sự phản ứng chiến lược và phối hợp để bảo vệ nền kinh tế. Ảnh: Pexels.

Việc áp thuế ở mức từ 10-40% có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp, phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác. “Thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ có thể gây gián đoạn toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước”, ông Tuấn nói.

Tác động gián tiếp cũng không kém phần lo ngại, gồm gián đoạn chuỗi cung ứng khi người mua từ phía Mỹ cắt giảm đơn hàng hoặc yêu cầu đàm phán lại mức giá, sụt giảm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn và biến động tỷ giá, bắt nguồn từ tâm lý thị trường bất ổn và áp lực vĩ mô gia tăng.

Theo ông Tuấn, khi những thách thức này vẫn tiếp diễn, Việt Nam đang đối mặt với một bước ngoặt quan trọng, đòi hỏi sự phản ứng chiến lược và phối hợp để bảo vệ nền kinh tế, duy trì vị thế trong

Tổ hợp kho cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận thành công chuyến tàu đầu tiên chở LNG nhập khẩu vào tháng 7/2023. Nguồn: GAS.

Theo ông Sĩ, Mỹ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, đây không chỉ là biểu tượng ngoại giao mà còn là cơ hội chiến lược nếu Việt Nam biết tận dụng đúng cách. Để hưởng lợi tối đa, Việt Nam cần hành động trên 4 trụ cột chính.

“Đối tác chiến lược toàn diện là cơ hội thế kỷ nhưng chỉ trở thành đòn bẩy phát triển nếu Việt Nam quyết liệt cải cách và chủ động hành động”, ông Sĩ nói.

Việc Mỹ áp thuế 46% là cú sốc lớn, nhưng ông Sĩ cho rằng nó cũng mở ra những cơ hội quan trọng để Việt Nam tháo gỡ khó khăn và nâng cấp nền kinh tế. Theo đó, Việt Nam có thể thương lượng các “gói nhượng bộ thông minh” để đổi lấy ưu đãi thuế với các ngành xuất khẩu chủ lực, đồng thời tái cơ cấu sản phẩm và nâng cấp chuỗi giá trị. Doanh nghiệp phải chuyển từ xuất thô sang chế biến sâu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, áp dụng tiêu chuẩn lao động và môi trường quốc tế. Đây là cơ hội để chuyển mình, bớt phụ thuộc vào mô hình gia công và nâng tầm thương hiệu Việt.

Phải nhận diện đúng!

Để đưa ra phản ứng hiệu quả, ông Chu Thanh Tuấn cho rằng điều cốt yếu là Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề này qua lăng kính chiến lược. Cách tiếp cận điển hình của Tổng thống Trump là bắt đầu bằng cú sốc, công bố các mức thuế cao, như 30%, 40% hay thậm chí 60% rồi dùng chính các mối đe dọa đó như công cụ đàm phán để đạt được những thỏa thuận có lợi hơn.

“Việc nhận diện rõ chiến thuật này là điều hết sức quan trọng. Thay vì phản ứng hoảng loạn, Việt Nam phải đáp trả bằng chiến lược sáng suốt và phối hợp”, ông Tuấn nói.

Điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam trước việc Mỹ áp thuế 46%
Đoàn công tác của Chính phủ sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46% với hàng Việt
Mỹ áp thuế Việt Nam 46%: Nhóm ngành nào dễ bị tổn thương nhất?
Mỹ áp thuế Việt Nam 46%: Nhóm ngành nào dễ bị tổn thương nhất?
Ông Trump 'thẳng tay' áp thuế, nước nào ảnh hưởng nặng nề nhất?
Ông Trump 'thẳng tay' áp thuế, nước nào ảnh hưởng nặng nề nhất?