Cơn sốt AI phong cách Ghibli: Tôn vinh hay cú tát vào ngành sáng tạo?

TPO - Những bức tranh hoạt hình mang đậm dấu ấn Ghibli, nhưng lại không phải do bàn tay con người vẽ nên, đang tràn ngập trên mạng xã hội. Các ứng dụng AI trên smartphone, ChatGPT... cho phép người dùng biến ảnh chân dung thành tranh hoạt hình, tái tạo khung cảnh mang phong cách Studio Ghibli. Trào lưu đang tạo làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ, đồng thời vấp phải nhiều tranh cãi gay gắt về đạo đức sáng tạo.

Nếu bạn đã lướt mạng xã hội trong vài ngày qua, có khả năng cao bạn đã bắt gặp những hình ảnh do AI tạo ra, mô phỏng phong cách đặc trưng của Studio

“Distracted boyfriend” (“bạn trai lăng nhăng") - meme được chuyển thành phong cách Ghibli. Tranh cãi xung quanh trào lưu Cơn sốt AI phong cách Ghibli: Tôn vinh hay cú tát vào ngành sáng tạo? ảnh 4Cơn sốt AI phong cách Ghibli: Tôn vinh hay cú tát vào ngành sáng tạo? ảnh 5Cơn sốt AI phong cách Ghibli: Tôn vinh hay cú tát vào ngành sáng tạo? ảnh 6

Những bộ phim kinh điển, meme mạng xã hội được chuyển thành phong cách Ghibli nhờ AI.

Sự bùng nổ của AI trong sáng tạo hình ảnh không chỉ ảnh hưởng đến nghệ sĩ mà còn đe dọa toàn bộ ngành công nghiệp hoạt hình. Trường hợp các hãng phim có thể sử dụng AI để tạo ra những bức tranh "chuẩn Ghibli" với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc thuê họa sĩ, tương lai của những người làm nghề vẽ sẽ đi về đâu.

Nhiều chuyên gia cảnh báo việc lạm dụng AI có thể làm mai một tài năng.

Nhà nghiên cứu Trystan S. Goetze lập luận, việc sử dụng AI để tạo ra nghệ thuật là hình thức "trộm cắp lao động": "AI tạo ra nghệ thuật là hình thức trộm cắp lao động, khai thác và bóc lột".

Karla Ortiz, họa sĩ nổi tiếng và là một trong những nguyên đơn trong vụ kiện chống lại các công ty AI, nhận định việc sử dụng tác phẩm nghệ thuật để huấn luyện AI mà không có sự đồng ý của nghệ sĩ là hành vi xâm phạm quyền lợi. Bà nhấn mạnh:​ "Những mô hình này không chỉ sử dụng tác phẩm của chúng tôi mà còn làm suy yếu giá trị của công việc sáng tạo, biến nó thành thứ có thể sao chép mà không cần nỗ lực".

Ở phương Tây, nhiều nghệ sĩ và tổ chức đang đấu tranh để thiết lập quy tắc kiểm soát AI trong sáng tạo nghệ thuật. Cuộc tranh luận nổ ra khi một bức tranh do AI tạo ra đã giành giải thưởng tại một cuộc thi nghệ thuật ở Mỹ, khiến nhiều người phẫn nộ. Hiệp hội nghệ sĩ Mỹ đang kêu gọi các nền tảng AI công khai nguồn dữ liệu mà họ sử dụng để đào tạo mô hình, nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người sáng tạo nội dung gốc.

Cơn sốt AI phong cách Ghibli: Tôn vinh hay cú tát vào ngành sáng tạo? ảnh 7

Nhiều khán giả ý kiến, AI có thể tạo ra hình ảnh đẹp, nhưng không thể tái hiện được tâm hồn của nghệ thuật. Tranh Ghibli không chỉ là những nét vẽ mềm mại, mà còn là hơi thở, là triết lý, là cả nền văn hóa mà con người đã dày công vun đắp.

"Sự phát triển của AI là không thể tránh khỏi, nhưng thay vì để nó hủy hoại nghệ thuật, chúng ta cần tìm cách sử dụng nó một cách có đạo đức và công bằng. Nghệ thuật vốn dĩ là sáng tạo và sáng tạo đích thực không thể đến từ một cỗ máy" - một khán giả ý kiến.

Bê bối của Trần Quán Hy nóng lại vì Kim Soo Hyun
Bạn đời nhớ Trương Quốc Vinh: 22 năm vẫn chưa vơi nỗi niềm
Kim Soo Hyun khóc suốt 36 phút, đòi bồi thường 8 triệu USD
Kim Soo Hyun khóc suốt 36 phút, đòi bồi thường 8 triệu USD