Vùng đất địa linh, nhân kiệt
Ngày 28/3, bà Trần Thị Hoàng Mai - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bà Trần Thị Hoàng Mai - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng.
Ngày nay, Hải Phòng là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học… của cả nước. Du khách còn gọi là thành phố Hoa Phượng Đỏ, thành phố Cảng.
Để tiếp tục phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới –
Hải Phòng có hàng nghìn di tích lịch sử, lễ hội mang bản sắc văn hóa, con người thành phố Cảng. Trong ảnh: Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm – Căn cứ bản doanh của Đức Vương Ngô Quyền năm 938 và khai mạc lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.
Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, một số lối sống tích cực, lành mạnh như: lối sống xanh, hướng biển, hướng đại dương; lối sống đô thị hiện đại trong nền tảng thông minh, đổi mới, kết nối… và Hải Phòng phải đi tiên phong.
Các cảng thị lớn trên thế giới đều phát triển theo định hướng đổi mới sáng tạo. Đứng trước thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên mới, GS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng Hải Phòng cần phải xác định phát triển văn hóa và xây dựng lối sống đô thị văn minh, hiện đại có bản sắc riêng như một nguồn lực nội sinh quan trọng.
Từ góc nhìn văn hóa và phát triển đô thị bền vững, có thể nói đặc điểm nhận diện của Hải Phòng trong tương lai gồm 3 yếu tố cốt lõi cảng thị - đổi mới sáng tạo – kết nối toàn cầu.
Đây là những yếu tố nhận diện đặc điểm văn hóa và lối sống, đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh, cơ sở sức mạnh mềm của thành phố Hải Phòng trong tương lai.
“Tôi cho rằng, Hải Phòng chủ động, tích cực xây dựng các xu hướng lối sống nói riêng và đời sống văn hóa nói chung theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc chính là cách thành phố đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai”, GS.TS Phạm Hồng Tung nói.
![]() ![]() ![]() |
Khách du lịch quốc tế tham quan vịnh Lan Hạ, thuộc Quần đảo Cát Bà. |
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu Trung ương và thành phố đã phân tích, trình bày 16 tham luận. Trọng tâm là những nội dung cơ bản về lịch sử, văn hóa, những giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, con người Hải Phòng.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã hiến kế cho thành phố những giải pháp mới trong xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch, công nghiệp, nhân lực...