Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TPO - Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thành lập với 15 thành viên, trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều 5/5, sau khi thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết chiều 5/5. (Ảnh: Như Ý)

Theo nghị quyết được thông qua, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thành lập với 15 thành viên.

Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Ủy ban gồm các ông: Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Các Ủy viên thường trực gồm: ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội; ông Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các Ủy viên bao gồm các ông, bà: Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội; Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; Lê Quang Tùng, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

Thành phần ủy viên còn có các ông: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; Cao Huy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngay sau khi được Quốc hội thông qua nghị quyết, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã tổ chức phiên họp, triển khai các công việc thuộc thẩm quyền.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sửa đổi một số điều của Hiến pháp phải đảm bảo đúng quy trình, quy định
Những lưu ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi sửa đổi Hiến pháp 2013
Kiến nghị một số điều về chính quyền 2 cấp trong Hiến pháp
Kiến nghị một số điều về chính quyền 2 cấp trong Hiến pháp