
Khu vực dự kiến vành đai 4 đi qua huyện Củ Chi (giáp tỉnh Bình Dương) - Ảnh: CHÂU TUẤN
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua dự án vành đai 4 TP.HCMĐỌC NGAY
Đồng thời Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, khẩn trương thông báo cho các bộ, cơ quan, địa phương dự kiến tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để có cơ sở xem xét khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho dự án.
Theo quy hoạch, vành đai 4 có tổng chiều dài hơn 207km, đi qua 5 tỉnh, thành gồm: TP.HCM (16,7km), Bình Dương (47,95km), Đồng Nai (46km), Bà Rịa - Vũng Tàu (18,2km), Long An (78,3km, bao gồm đoạn qua Long An dài 74,5km, đoạn qua địa phận TP.HCM dài 3,8km).
Đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 47,95km hiện được triển khai theo chủ trương đầu tư dự án đã được HĐND tỉnh thông qua. Hiện địa phương đang đấu thầu tìm nhà đầu tư thực hiện dự án với thời gian mở thầu vào ngày 15-5.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án vành đai 4 trình Quốc hội có tổng 159,3km đi qua 4 tỉnh, thành gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Long An. Giai đoạn 1, các địa phương sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn, có làn khẩn cấp, đường gom, đường song hành qua khu dân cư.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 120.412 tỉ đồng, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) - hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) có sự tham gia của nguồn vốn nhà nước.
Về tiến độ, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các địa phương sẽ triển khai các thủ tục tiếp theo để lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2026. Dự án khởi công vào năm 2026 và hoàn thành vào năm 2029.
Vành đai 4 sẽ huy động 50.000 tỉ đồng từ tư nhân
TP.HCM có ba đường vành đai gồm vành đai 2, 3, 4 có chiều dài hơn 300km. Trong đó vành đai 4 là tuyến vành đai ngoài cùng và cũng là dự án đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay.
Theo UBND TP, việc triển khai đầu tư dự án vành đai 4 theo phương thức đối tác công tư là cần thiết để giảm áp lực cho nguồn vốn đầu tư công.
Dự án sẽ thu hút hơn 50.633 tỉ đồng từ nguồn vốn của nhà đầu tư, và giảm đáng kể nguồn vốn ngân sách cần bố trí để phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.
