
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tháng 11-2017, thời điểm hai nước bước vào giai đoạn đầu của căng thẳng thương mại - Ảnh: AFP
Ông Tập gặp lãnh đạo của hơn 40 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới
Tuy nhiên theo The Economist, một số chuyên gia cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh thực hiện các biện pháp như điều chỉnh tỉ giá đồng nhân dân tệ, điều này có thể gây ra tác động tiêu cực không chỉ đối với Mỹ mà còn ảnh hưởng ngược đến chính Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trạng thái bất ổn.
“Tình hình có thể xấu đi trước khi tốt hơn”, chuyên gia kinh tế Larry Hu tại Ngân hàng Macquarie nhận định, hàm ý ngay cả khi Trung Quốc có dư địa chính sách, quá trình hỗ trợ nền kinh tế thực vẫn cần thời gian để phát huy hiệu quả.
Về lâu dài, Bắc Kinh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển độc lập và nâng cao tính tự cường về công nghệ cũng như chuỗi cung ứng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh các chính sách nhằm kích cầu nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường ngoài Mỹ, và gia tăng kiểm soát thị trường tài chính trong nước.
“Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đối mặt với các tác động bất lợi từ bên ngoài”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chiều 8-4.
Theo The Economist, nếu “chiến đấu tới cùng” đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẵn sàng đáp trả toàn bộ các động thái của Mỹ, thì khả năng xem xét các bước đi mang tính tách biệt hơn trong quan hệ kinh tế song phương có thể được đặt lên bàn.
Dù chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh sẽ lựa chọn hướng đi này, nhưng các phân tích cho rằng đây là một kịch bản không thể loại trừ trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục kéo dài và leo thang.
