
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 6-5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Ảnh: GIA HÂN
Không nên quy định cứng nhắc lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Trước đó đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho hay dự luật quy định theo hướng lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Ông nói việc quy định như trên là có cơ sở về chủ trương, phù hợp định hướng của Đảng và việc ưu tiên lương cho nhà giáo thể hiện sự ghi nhận, khuyến khích đội ngũ giáo viên, nhất là tại vùng khó khăn, ngành học đặc thù như mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên nếu áp dụng nguyên tắc “cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” mà không có tiêu chí rõ ràng có thể sẽ gây phản ứng từ các ngành sự nghiệp công lập khác (y tế, văn hóa, khoa học...).
Hay có thể thiếu công bằng nội bộ nếu không gắn với chất lượng, vị trí việc làm và gây áp lực lớn cho ngân sách địa phương khi thực hiện đồng loạt.
Do đó ông kiến nghị biên tập lại khoản trên theo hướng không quy định “lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống hành chính, sự nghiệp” một cách cứng nhắc trong luật, nên thiết kế bảng lương riêng cho nhà giáo.
Việc này theo nguyên tắc phù hợp đặc thù nghề nghiệp; có hệ số, phụ cấp ưu đãi, thâm niên hợp lý; gắn với chuẩn nghề nghiệp, kết quả đánh giá và vị trí việc làm cụ thể.
Đồng thời việc nâng lương cần đi đôi với đổi mới đánh giá chất lượng dạy học, đảm bảo nguyên tắc trả lương theo năng lực, hiệu quả.
Trong báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nói dự luật quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Dự luật cũng không quy định tăng 1 bậc lương khởi điểm đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết.
