Biệt thự buồn - Sách của tác gia Nobel Patrick Modiano đến Việt Nam

Biệt thự buồn là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Patrick Modiano đến với bạn đọc Việt Nam.
Biệt thự buồn: Kẻ nhìn các bóng ma - Ảnh 1.

Sách do Lâm An dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành - Ảnh: NHÃ NAM

Tác phẩm mở đầu bằng câu: "Khách sạn Verdun đã bị phá".

Ngắn, dứt khoát và có phần đường đột. Như một viên đạn ghim vào thời gian. "Đó là một tòa nhà kỳ cục, nằm đối diện ga, bao ngoài là một hàng hiên gỗ mọt ruỗng". Nhà văn tiếp tục miêu tả thế giới giờ điêu tàn.

Và độc giả hiểu, câu chuyện này khởi sự từ chỗ kết thúc

Trên nền khách sạn bị phá bỏ ấy, một tòa kiến trúc được dựng lên bằng giấy và mực, bằng những con chữ, bằng thứ ngôn từ tưởng chừng phơi bày tất cả nhưng lại chất chứa những tâm tình ẩn mật.

TIN LIÊN QUANSáng tác của Patrick Modiano: Cái mũBiệt thự buồn: Kẻ nhìn các bóng ma - Ảnh 3.Biệt thự buồn: Kẻ nhìn các bóng ma - Ảnh 5.Biệt thự buồn: Kẻ nhìn các bóng ma - Ảnh 6.Patrick Modiano dâng hiến cả cuộc đời cho văn học

Chậm rãi, tinh tế nhưng không sa đà vào vụn vặt, tựa hồ cuộc sống này mọi thứ đều nặng mang một ý nghĩa tồn tại, trong khi thời gian cứ trôi và tất cả sau rốt sẽ nằm im dưới một quá khứ không cách chi vãn hồi lại ngoài nhớ tiếc.

Đến lúc nào đó, chính thứ gạch đá tưởng chừng vững chắc như căn biệt thự buồn cũng biến mất, những con người từng sống, từng đi đứng nói cười ở đó cũng biến mất.

Chỉ còn những bóng ma. Patrick Modiano đã chọn một câu của Dylan Thomas để làm đề từ cho cuốn sách: Mi là ai, mi, kẻ nhìn các bóng ma?

Và "Thời gian đã bọc lấy tất thảy những điều ấy trong một làn nước đọng không ngừng thay đổi màu sắc: lúc nhạt, khi lại xanh phớt hồng" (tr.171). Modiano đã bọc toàn bộ hoài niệm của Chmara trong làn nước đọng mong manh đó.

Khung cảnh nhà văn vẽ ra lúc nào cũng như được nhìn qua một lớp màn, biến độc giả thành kẻ tò mò nhìn vào cái đời sống bình thường của các nhân vật trôi qua, như năm tháng trôi qua như thể tới lượt chúng ta, chính chúng ta là "kẻ nhìn các bóng ma" nọ.

Những con người ấy rồi sẽ ra sao? Chí ít ta biết Victor Chmara còn sống, còn trở lại. Nhưng những con người khác? "Có những người thật bí hiểm - lúc nào cũng vẫn là những người đó - họ đứng như lính canh ở mỗi ngã tư cuộc đời" (tr.63).

Đến cuối sách, tác giả lặp lại hình ảnh người lính canh lần nữa. "Có thể nói ông như một lính canh cứ thế nhỏ dần đi. Một người lính chì" để khép lại toàn bộ tác phẩm.

Chính Victor và cả chúng ta nữa, chẳng phải cũng là một người lính canh giữ ký ức trên ngã tư đời của ai đó. Chúng ta bị bỏ lại phía sau, cứ thế nhỏ dần, nhỏ dần đến mức trở thành một hư ảnh hay sao?
Kẻ nhìn các bóng ma - Ảnh 1.Đọc sách khảo cứu của Nguyễn Văn Hầu để hiểu thấu lịch sử, học hỏi người xưa

Đọc bộ sách khảo cứu của Nguyễn Văn Hầu hiểu hơn về những con người đã góp phần khai hoang mở đất, những phẩm chất truyền thống của người Việt, văn hóa tín ngưỡng, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.