
Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trong ảnh: Người dân mua hàng hóa của Mỹ tại siêu thị MM Mega Market (TP Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) nói: Thông điệp được
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy
* Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ, Thủ tướng cũng tổ chức nhiều cuộc họp với những động thái ứng phó rất nhanh. Vậy bà kỳ vọng thế nào diễn biến sắp tới?
- Nếu nhìn vào nội dung tuyên bố trong sắc lệnh, có thể hiểu rằng Mỹ ra quyết định này nhằm tạo cú hích cho các ngành, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa với Mỹ.
Việc cải thiện đầu tư và cải thiện cán cân thương mại sẽ cần thời gian. Việt Nam không có doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia để sang đầu tư nhà máy ở Mỹ.
Chưa kể quy mô thương mại hàng hóa Việt - Mỹ cũng quá nhỏ so với các đối tác thương mại khác. Vì vậy, dù có chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại giữa hai nước - vốn là điều không thể xảy ra - thì cũng không giúp Mỹ chuyển dịch cán cân thương mại.
Do vậy, tôi cho rằng với các hoạt động ngoại giao và thể hiện thiện chí bằng các chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại hai nước đang thực hiện, chúng ta sẽ có cơ hội đàm phán giảm thuế xuống mức thấp nhất có thể.
Đặc biệt thông điệp giảm thuế và mở rộng nhập khẩu hàng đã thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại. Tới đây, nếu giảm thuế, hàng hóa của Mỹ có thể tăng lên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước.
Nhưng ngược lại, người tiêu dùng trong nước có cơ hội sở hữu các mặt hàng nhập khẩu chất lượng từ Mỹ với giá rẻ hơn như điện thoại iPhone, Macbook, các dòng xe hơi thương hiệu Mỹ như GM, Ford, Tesla, Jeep...
* Vậy theo bà, đâu là cơ hội, là những mặt tích cực từ lệnh áp thuế này và làm gì để biến nguy thành cơ?
- Năng lực cạnh tranh của một quốc gia thể hiện qua số lượng những doanh nghiệp của quốc gia đó có thể cạnh tranh được trên phạm vi toàn cầu.
Vì vậy, đây là cơ hội và là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững, phát triển doanh nghiệp trong nước, khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Sắc lệnh của Mỹ, nhìn theo hướng tích cực, cũng là một bộ lọc giúp Việt Nam giảm thiểu các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam như là "trạm trung chuyển" để tránh thuế từ các nước khác có mức thuế cao hơn, giảm các đơn hàng "tránh thuế", đưa cán cân thương mại phản ánh đúng thực lực thương mại và sản xuất của doanh nghiệp hai nước.
Chúng ta đã làm tốt việc gửi đi thông điệp cho nhà đầu tư, thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh ổn định cho các nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam.
Về lâu dài, để tăng cường và duy trì hợp tác, ổn định kinh tế thương mại giữa hai nước, cần xúc tiến việc đàm phán ký kết FTA với Mỹ, thu hút những dự án đầu tư chất lượng cao để có những hợp tác mang tính bền vững, hài hòa lợi ích các bên.

Yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng năng suất lao động cho các ngành xuất khẩu như dệt may đặt ra cấp thiết hơn khi Mỹ áp thuế đối ứng - Ảnh: Q.NAM
Nhiều tác động...
* Nhưng bà có lo ngại nếu chính sách áp thuế này sẽ khiến doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam khi xuất khẩu đang chiếm tới 70% kim ngạch?
- Cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu với mức thuế thấp là một trong những điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam. Nếu đây là yếu tố quyết định để các nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam thì khi lợi thế này không còn nữa, họ sẽ phải cân nhắc việc tìm kiếm địa điểm đầu tư mới.
Đúng là việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng đã gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quyết định đầu tư là một quyết định dài hạn, trong khi các chính sách của Mỹ vẫn đang còn khá nhiều bất định, khó dự đoán.
Không ai biết được liệu nay mai Mỹ có tăng thuế đối ứng lên các nước khác hay không, khi mà thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước đó tăng đột biến do dịch chuyển thương mại từ các nước bị áp thuế ở mức cao.
Trong dài hạn, nếu tình hình không thay đổi và những lợi thế của Việt Nam không còn nữa, đặc biệt là lợi thế tiếp cận thị trường, Việt Nam sẽ khó duy trì được vị thế của mình trong
Cần thay đổi tư duy, từ "làm thuê" sang "làm chủ"
* Vậy bà có lời khuyên gì cho doanh nghiệp để chủ động ứng phó với cú sốc này?
- Với doanh nghiệp, để có thể ứng phó với cú sốc bên ngoài, không có cách nào khác phải cạnh tranh bằng chính nội lực của mình, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh dựa trên những giá trị bền vững hơn, thay đổi tư duy từ "làm thuê" sang "làm chủ" để có thể ở vị thế chủ động hơn.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đang dựa hoàn toàn vào xuất khẩu và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, cần cân nhắc chuyển sang chiến lược đa dạng hóa thị trường, phát triển thêm các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước với quy mô trên 100 triệu dân và thị trường khu vực ASEAN.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tăng tỉ lệ đầu vào có xuất xứ từ Mỹ để tận dụng quy định "hàm lượng Mỹ" 20% nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
