Bí thư Bình Định nói ba điều kiện được cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã, phường

TPO - Sáng 28/4, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề).

3 điều kiện được cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã, phường tại Bình Định

Ông

Ông Hồ Quốc Dũng phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Trương Định

Ba điều kiện được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã - phường, đó là phải gần dân, sát dân, để giải quyết công việc một cách tốt nhất cho người dân; tạo được sự ổn định kể cả lịch sử, văn hóa, truyền thống, các xã nhập lại phải có sự tương đồng; đặc biệt là tạo được không gian phát triển mới.

Sau sắp xếp, tỉnh đã chọn ra 12 xã, phường là động lực cho sự phát triển.

“Tới đây, sẽ cân nhắc thế nào để chọn cán bộ nào đủ đức, đủ tài, đủ năng lực, đủ tầm nhìn để bố trí vào những xã, phường này làm bí thư, chủ tịch”, ông Dũng nói đồng thời cho biết nếu không hoàn thành, 1 hoặc 2 năm mà địa phương không phát triển được thì phải thay.

Liên quan việc đặt tên cho các xã, phường mới sau sắp xếp, sau khi lắng nghe các ý kiến, hiện nay tên gọi đã được thay đổi, đa phần gắn với những địa danh lịch sử, không còn đánh số thứ tự.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh thống nhất cao. Nghị quyết được thông qua sẽ được trình Chính phủ, Quốc hội trước ngày 1/5.

Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã biểu quyết thống nhất thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh và chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định.

Bí thư Bình Định nói ba điều kiện được cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã, phường ảnh 2

Sau sắp xếp, tỉnh Bình Định còn 58 đơn vị hành chính. Ảnh: Trương Định

Theo đó, sau sắp xếp tỉnh Bình Định còn 58 đơn vị hành chính (gồm 41 xã, 17 phường), giảm 97 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Thành lập tỉnh Gia Lai trực thuộc Trung ương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 15.510 km2, quy mô dân số là 1.770.592 người của đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và toàn bộ diện tích tự nhiên là 6.066 km2, quy mô dân số là 1.813.101 người của đơn vị hành chính tỉnh Bình Định.

Đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên là 21.576 km2, quy mô dân số là 3.58 triệu người và có 135 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 110 xã và 25 phường). Nơi đặt Trung tâm chính trị - hành chính tại TP. Quy Nhơn (Bình Định) hiện nay.

Tỉnh Gia Lai mới có một vị trí đặc biệt quan trọng

Phát biểu kết thúc kỳ họp, ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cho hay, việc sáp nhập 2 tỉnh

Các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định biểu quyết thông qua các nghị quyết. Ảnh: Trương Định

Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành, các cơ quan đơn vị liên quan hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền đúng thời gian, thủ tục theo quy định.

Triển khai thực hiện các công việc tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương; chủ động xây dựng các phương án để báo cáo các cấp có thẩm quyền việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm bộ máy mới bắt tay vào hoạt động ngay theo Nghị quyết của Quốc hội, phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản (trụ sở làm việc, nhà ở công vụ,…) đảm bảo không để thất thoát, lãng phí tiêu cực. Tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giải quyết các yêu cầu công việc của người dân, doanh nghiệp được liên tục, không làm gián đoạn, ách tắc gây chậm trễ.

Sau hợp nhất với Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa mới có 64 xã, phường và 1 đặc khu

Ngày 28/4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII tổ chức kỳ họp chuyên đề, thông qua 16 nghị quyết quan trọng, trong đó có việc tán thành chủ trương sắp xếp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận; Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa năm 2025.

Bí thư Bình Định nói ba điều kiện được cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã, phường ảnh 4

Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết.

Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã lấy ý kiến nhân dân và gửi lấy ý kiến HĐND cấp xã, cấp huyện với sự thống nhất, đồng thuận rất cao về chủ trương sắp xếp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận; chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa năm 2025. Qua khảo sát sơ bộ và đánh giá ban đầu, chủ trương sáp nhập tỉnh được sự đồng tình cao của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân hai tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao hiệu quả quản trị công.

Cụ thể, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Sau sắp xếp, tỉnh Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 8.555,86 km (đạt 171,12% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 2,23 triệu người (đạt 159,61% so với tiêu chuẩn) và 65 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 48 xã, 16 phường, 1 đặc khu), đạt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Bí thư Bình Định nói ba điều kiện được cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp các xã, phường ảnh 5

Sau khi hợp nhất, tỉnh Khánh Hòa sẽ có đường bờ biển dài nhất nước.

Đối với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa năm 2025, các đại biểu tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 132 đơn vị hành chính cấp xã còn 41 đơn vị.

Kỳ họp cũng đã thông qua các Nghị quyết quan trọng về: Quy chế Quản lý kiến trúc TP Nha Trang, TP Cam Ranh; Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Danh mục các dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất sang mục đích khác trên địa bàn bàn tỉnh Khánh Hòa; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) tại Khu kinh tế Vân Phong...

Bộ Nội vụ thông tin về nhà công vụ, xe đưa đón cán bộ, công chức sau sáp nhập
Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ đề án sáp nhập cấp tỉnh trước ngày 6/5
Lựa chọn tên xã, phường sau sáp nhập: 'Không để những tổn thương về văn hóa'
Lựa chọn tên xã, phường sau sáp nhập: 'Không để những tổn thương về văn hóa'