Ngày 20-11, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi 7 tuổi bị Bị chó cắn không đến viện mà chữa thầy lang, bé trai 9 tuổi tử vongNgười đàn ông bị chó nhà hàng xóm cắn mất hoàn toàn cánh mũi
Sau 17 ngày phẫu thuật, điều trị, theo dõi và chăm sóc tích cực tại khoa tiết niệu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, sáng 20-11, bệnh nhi này đã được xuất viện, sức khỏe ổn định.
Theo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hằng năm bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện do bị chó cắn, có trường hợp trẻ bị thương rất nặng, tổn thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khuyến cáo, khi bị chó cắn cần xử lý vết thương kịp thời.
Nếu vết thương nhỏ, không chảy máu hoặc chảy máu ít thì nên rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước.
Nết thương lớn cần cầm máu ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Phụ huynh cần theo dõi vết thương, biểu hiện của trẻ. Theo dõi chó trong 15 ngày tiếp theo, không được đánh chết chó.
Người dân không nên dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.