Bất cập đào tạo ngành Y dược: Phải đảm bảo điều kiện thực hành cho sinh viên

TP - Nhóm ngành Y dược có tính đặc thù cao bởi đối tượng hướng đến chính là chăm sóc sức khỏe người dân. Nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo, tính mạng của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.

Khó đủ đường

TS Vũ Văn Hoàn, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) nêu thực trạng về sự phối hợp lỏng lẻo giữa cơ sở đào tạo và thực hành. Trường ngoài công lập

Sinh viên ngành Y thực hành tại phòng xét nghiệm

Phân tích về vấn đề áp dụng mô hình thực tế ảo để tăng kĩ năng lâm sàng cho sinh viên Y khoa, GS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Y dược TPHCM cho biết, việc ứng dụng vẫn còn rất hạn chế. Dù là công nghệ hỗ trợ hữu ích cho sinh viên, nhưng không thể thay thế thực tập trực tiếp tại giường bệnh, “thực hành lâm sàng” là “đến bên giường bệnh để thực hành”.

Vì cuối cùng bác sĩ vẫn phải trao đổi, giao tiếp với bệnh nhân, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp trên cơ thể người bệnh. Những kĩ năng này không thể hình thành khi làm việc trên môi trường ảo. Y khoa phải gắn liền và gắn chặt với bệnh nhân. Nên nhiệm vụ của bệnh viện ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực y tế. Lời thề Hippocrates cũng nhấn mạnh đến nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ tiếp nối. Đó là bản năng và trách nhiệm cao cả của mọi bác sĩ và nhân viên y tế.

Ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ - đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong quá trình cùng Bộ GD&ĐT thẩm định hồ sơ mở mã ngành đào tạo lĩnh vực sức khỏe của một số trường, rất nhiều hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhưng chỉ là trên giấy tờ.

“Không hình dung nổi khoảng 5-10 năm nữa, tôi và các thầy nghỉ hưu, rồi đau ốm, sẽ vào bệnh viện. Các bác sĩ, điều dưỡng chữa bệnh, chăm sóc cho chúng ta lại có những sai sót về y khoa. Khi đó chúng ta giải trình với xã hội thế nào”. ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ - đào tạo (Bộ Y tế)

Trước đề xuất của các trường ĐH, bệnh viện về việc phải đưa ra những quy định chặt chẽ liên quan tới khả năng đảm bảo tổ chức được hoạt động thực hành có chất lượng, ông Nguyễn Ngô Quang cho biết, sắp tới khi sửa Nghị định 111, ban biên soạn sẽ đưa vào nội dung quy định chi tiết các điều kiện cụ thể như đảm bảo điều kiện thực hành số lượng cụ thể sinh viên/giường bệnh,… Ngoài ra, Bộ Y tế được giao soạn thảo nghị định đào tạo cho lĩnh vực chuyên sâu đặc thù, tinh thần chung sẽ đưa được các đề xuất hợp lí, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành y.

Ông Quang nói: “Không hình dung nổi khoảng 5-10 năm nữa, tôi và các thầy nghỉ hưu, rồi đau ốm, sẽ vào bệnh viện. Các bác sĩ, điều dưỡng chữa bệnh, chăm sóc cho chúng ta lại có những sai sót về y khoa. Khi đó chúng ta giải trình với xã hội thế nào đây”.

Công cụ giám sát

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chia sẻ mong muốn các trường ĐH lớn như Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y dược (ĐH Huế), Trường ĐH Y dược TPHCM…, phải là trường chủ lực, đóng vai trò dẫn dắt và không được dễ dãi trong công tác đào tạo thực hành. Điều quan trọng là phải đảm bảo hài hòa giữa trường và bệnh viện, không được lạm thu. Không nên có tư tưởng các trường đang cần bệnh viện thì bệnh viện có quyền “bắt nạt”, đặc biệt là “bắt nạt” các trường tư.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng, Bộ GD&ĐT có vai trò quan trọng trong quá trình quản lí đào tạo đại học, liên quan tới nâng cao chất lượng đào tạo ngành y khoa. Quy định của nhóm ngành sức khỏe hiện nay từ việc phát triển chương trình tới mở ngành đào tạo mới, tổ chức thực hiện đào tạo,... đều gắn với Nghị định 111.

Bộ GD&ĐT xem xét cho phép các cơ sở đào tạo mở ngành cũng gắn liền với các yêu cầu tiêu chí của nghị định này. Riêng lĩnh vực sức khỏe, Luật Giáo dục ĐH yêu cầu phải được sự phê chuẩn của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế. Do đó mỗi khi hồ sơ mở ngành sức khỏe gửi đến Bộ GD&ĐT luôn phải có sự đồng thuận, hay nói cách khác là có sự kiểm tra về đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện học tập, thực hành của Bộ Y tế.

Bà Thủy thông tin, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT sửa Luật Giáo dục ĐH. Nghị định 111 vừa gắn với đào tạo vừa gắn với việc khám chữa bệnh. Do đó, trong thời gian tới khi sửa Luật Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT sẽ xin ý kiến các nhà quản lý, cơ sở giáo dục ĐH xem xét đối với cả lĩnh vực đặc thù như sức khỏe. Trong bối cảnh trường ĐH được thực hiện quyền tự chủ hiện nay, nhà nước sẽ phải có công cụ giám sát. Ví dụ, điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu như thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo cho lĩnh vực sức khỏe?

Do đó, bà Thủy mong ban soạn thảo dự thảo Nghị định 111 sửa đổi cố gắng rà soát để đề nghị Bộ Y tế có công cụ giám sát trong quản lí đào tạo lĩnh vực đặc thù, mà vẫn đảm bảo thực hiện những điểm chung của hệ thống giáo dục ĐH. Ngoài ra, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đang phối hợp để triển khai xây dựng các chuẩn chương trình đào tạo. Điều này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng khi gắn kết với các quy định trong Nghị định 111.

AI - Con dao hai lưỡi, dùng sao mới đúng?
Xác minh clip nhân viên trường mầm non nhồi thức ăn cho trẻ
Hiệu trưởng và 2 cấp phó bị xem xét kiểm điểm do giáo viên tố cáo
Hiệu trưởng và 2 cấp phó bị xem xét kiểm điểm do giáo viên tố cáo