Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.
Bác Hồ với giáo dục - Ảnh 1.

Bác Hồ thăm một lớp học trong phong trào chống nạn mù chữ năm 1945 - Ảnh tư liệu

Các ý kiến được đưa ra trong hội thảo khoa học Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức sáng 12-5 tại Hà Nội.

Học ở nhân dân, để phụng sự nhân dân

Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao việc tổ chức hội thảo với sự phối hợp chủ động, tích cực, hiệu quả của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Hội thảo có ý nghĩa lớn nhằm kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác Hồ với giáo dục - Ảnh 2.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, phương pháp, phong cách giáo dục hiện đại mà đậm đà những giá trị truyền thống thực sự là nền tảng, là kim chỉ nam định hướng, dẫn dắt tiến trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam.

TIN LIÊN QUANMỗi cán bộ, đảng viên học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí MinhBác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự   - Ảnh 3.Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự   - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tổng kết hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn giữ nguyên giá trị

Phát biểu bế mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 80 năm qua. Đó cũng chính là thể hiện sinh động sự kế thừa và phát huy tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh.

Các cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã từng bước cụ thể hóa việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình giảng dạy, thi, kiểm tra, đánh giá, giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.

Ông khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần "thân giáo", tức lấy bản thân mình làm tấm gương để cảm hóa, để giáo dục, để tập hợp và thuyết phục những người đồng chí, học trò và người dân.

Sự mẫu mực trong nhân cách cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trong tình cảm bao la rộng khắp và sâu nặng của Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu lắng và góp phần tạo ra những giá trị cho dân tộc, cho thời đại, cho chính Đảng và cho con người Việt Nam.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự - Ảnh 7.

Sinh viên Đặng Thị Thu Uyên (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đóng góp ý kiến tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU

Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục và đào tạo càng cần phải thấm nhuần sâu sắc và vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

Tư tưởng, triết lý, tinh thần giáo dục, tinh thần học tập và tự học, học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo vẫn giữ nguyên giá trị và tiếp tục là kim chỉ nam cho quá trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.

Sau hội thảo này, ông đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng rõ thêm di sản của Hồ Chí Minh về giáo dục.

Thứ hai, làm theo, thực hiện và phát huy tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội học tập và việc học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần tự học, như phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm "học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung để trở thành người có ích cho xã hội".

Thứ ba, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, xây dựng thế hệ công dân phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ.

Thứ tư, tiếp tục chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xem đây là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới.

Tại hội thảo, các ý kiến đã tập trung làm rõ mục đích, nội dung, phương châm, giá trị tư tưởng, triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Khẳng định ý nghĩa lịch sử và giá trị thực tiễn trong bức thư đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho học sinh và ngành giáo dục (tháng 9-1945).

Khẳng định quan điểm, tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần tự học và học tập suốt đời gắn với việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết về Học tập suốt đời.

Về kết quả thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo trong 80 năm qua.

Đề xuất giải pháp trong vận dụng, phát triển sáng tạo nội dung, giá trị tư tưởng, triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo gắn với việc tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự   - Ảnh 7.Bộ Chính trị kết luận việc thực hiện 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'

TTO - Bộ Chính trị vừa có kết luận về việc thực hiện Chỉ thị 'Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', mời bạn đọc xem toàn văn kết luận do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề