Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông báo, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF) vừa chính thức ban hành “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả
Bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia. Ảnh minh họa: IT.
Hiện nay, diện tích trồng bưởi cả nước đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, từ 50.000 ha năm 2015 lên hơn 100.000 ha, sản lượng đạt gần 1 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Các giống bưởi như Năm Roi, Da Xanh, Diễn, Tân Lạc... hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường có yêu cầu kỹ thuật cao như Hoa Kỳ, EU, Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, khoảng 5.000 tấn/năm, chủ yếu do hạn chế về quy chuẩn kỹ thuật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Với việc mở cửa thị trường Australia, bưởi Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tăng trưởng bền vững.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, quý I xuất khẩu bưởi của Việt Nam đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ. Nhờ đó, loại quả này lọt top 10 mặt hàng quả và quả hạch có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của nước ta, thị phần tăng từ 0,85% lên 1,5% trong 3 tháng đầu năm.
Cuối năm 2022, quả bưởi tươi - loại trái cây thứ 7 của Việt Nam, sau các loại xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa được phép nhập khẩu vào Mỹ sau 5 năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nỗ lực đàm phán.
Tương tự, trái này cũng được xuất khẩu chính ngạch sang New Zealand kể từ tháng 12/2022, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đột biến. Mới đây vào tháng 4/2024, bưởi tiếp tục được 'cấp visa' sang thị trường Hàn Quốc.
Đến nay, bưởi tươi Việt Nam đã được xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

