
Uống nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục sau chấn thương - Ảnh: AI
Hồi phục sau chấn thương là một quá trình cần sự kiên nhẫn, nghỉ ngơi hợp lý và tập phục hồi chức năng đúng cách. Có một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình này nhưng thường bị bỏ qua: uống Những chấn thương tưởng không nặng nhưng lại nặng không tưởng
Việc phối hợp nhịp nhàng, tốt giữa cơ thể và não bộ là điều kiện tiên quyết để tránh tái phát chấn thương. Nhưng rượu bia làm suy giảm sự kết nối này, ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng, phản xạ và điều phối động tác.
Ngay cả lượng rượu nhỏ cũng có thể gây ra các lỗi chuyển động nhỏ nhưng nguy hiểm, đặc biệt khi vùng chấn thương chưa hoàn toàn bình phục. Điều này làm tăng rủi ro tái chấn thương trong quá trình vận động trở lại.
Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định không tồn tại mức độ tiêu thụ rượu bia "an toàn" nào trong thời gian hồi phục chấn thương. Dù là uống nhẹ, vừa hay nặng, rượu bia đều có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết.
Đặc biệt kiểu uống rượu "một lần cho đã", nhịn uống một thời gian rồi tiêu thụ nhiều trong một lần sẽ gây hại rõ rệt ngay lập tức. Trong khi đó, uống thường xuyên với lượng vừa phải lại gây ảnh hưởng âm thầm nhưng lặp lại liên tục.
Dù bạn là vận động viên chuyên nghiệp, người chạy bộ cuối tuần hay đơn giản là đang phục hồi sau một chấn thương thông thường, mỗi ly rượu đều có thể làm chậm bước tiến đến sự hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn muốn lành chấn thương nhanh và đầy đủ, hãy nhớ rằng: càng ít rượu, càng tốt, tốt nhất là không uống.
